Con đường tránh lũ thôn Khuổi Hốc

16:33, 24/10/2011

HGĐT- Vào thôn Khuổi Hốc, xã Đông Thành (Bắc Quang) được ngắm những cánh rừng lâm nghiêp xanh ngút ngàn bao phủ, có dòng suối uốn quanh, tại mỗi ngôi nhà sàn có những máng nước được bắc từ các khe nước trên đỉnh núi vừa sạch và trong mát chảy về, ruộng vườn, ao cá mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Khuổi Hốc là thôn được thành lập cách đây hơn 20 năm.


 

 Con đường tránh lũ vào thôn Khuổi Hốc xuyên qua những cánh rừng.


Hiên nay, có 48 hộ gia đình đang sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao và Mông. Đời sống của bà con nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, đa số các hộ gia đình "mượn" thêm đất ở các chân lô rừng của Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo (thuộc Tổng Công ty giấy Viêt Nam) để trồng cây lúa nước, cây chè nằm trong dự án 135 của Chính phủ.

 

 

 Trưởng thôn Bàn Văn Tồn, người tìm ra con đường tránh lũ vào thôn Khuổi Hốc.

Con đường hơn 10 km từ trung tâm xã đến thôn thật khó khăn và gian nan, nếu ai đặt chân đến nơi đây đều ghi nhận cho mình những dấu ấn khó quên trong đời. Qua lời giới thiệu của đồng chí Nguyễn Doãn Chương, Chủ tịch UBND xã Đông Thành chúng tôi được biết: “Cách đây hơn 2 năm đường vào thôn đi lại còn rất khó khăn, một con suối chảy uốn quanh qua các thung lũng, chân lô rừng nên cứ đi vài trăm mét lại phải đi qua suối. Người dân trong thôn thống kê, muốn đi từ thôn ra trung tâm xã bà con phải lội suối tới 14 lần mới ra được. Nhưng bây giờ đường vào thôn thuận tiện hơn nhiều rồi, không phải qua suối nữa. Đó là nhờ công lao rất lớn của đồng chí trưởng thôn Bàn Văn Tồn, người đã tìm ra con đường tránh lũ giúp bà con đi lại đỡ khổ hơn, đồng chí Tồn là người già làng, trưởng bản được nhân dân rất tin cậy”. Gặp được Trưởng thôn Bàn Văn Tồn, người trưởng thôn “chân đất” - người làng gọi ông như vậy bởi đi họp ở thôn, xã hay đi tập huấn ở huyện ông vẫn “chân đất” vì “đi dép không quen và không vào số và phanh xe máy được”. Ông dẫn chúng tôi cùng đi vào thôn Khuổi Hốc để hiểu hơn về cuộc sống của bà con nơi đây. Con đường hơn 10 km khó đi, bởi bùn đất, ổ voi, ổ gà do hàng ngày có những chiếc xe trọng tải lớn chở vật liệu qua lại, gây khó khăn việc đi lại không chỉ bà con thôn Khuổi Hốc mà của cả nhân dân đang sinh sống ở Đội 5 - Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, xe có trọng tải lớn như vậy nên con đường khó có thể sửa chữa lại được... không chỉ vậy đường đi phải 14 lần qua suối, đá lô nhô lởm chởm, những hôm mưa to nước lũ nhân dân trong vùng không thể đi được, ảnh hưởng rất lớn đến việc mua – bán, đi lại của người dân, người bị ốm muốn đưa ra bệnh xá cũng đành phải quay về, có người bị chết oan vì ốm nặng không kịp chữa trị. Qua nhiều đêm trăn trở, ông quyết định cầm dao lên rừng tìm con đường tránh lũ, khi đã định hình được con đường ông vận động tất cả bà con trong thôn ký tên vào tờ đơn xin mở đường gửi xã, gửi huyện và cơ quan chức năng. Được bà con tín nhiệm, ông trực tiếp lên làm việc với Ban Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo tìm sự đồng thuận và sự ủng hộ của Công ty, vì con đường sẽ xuyên qua những cánh rừng của Công ty. Để mở được con đường trong sự khó khăn mà không ít bà con nhân dân trong thôn gặp phải, đã bán đi một con trâu to của gia đình mình để thuê máy ủi, ủi một đoạn đường do độ dốc cao vì với sức người và dụng cụ thô sơ khó làm được, cuối cùng con đường cũng hoàn thành. UBND xã giúp đỡ bà con Khuổi Hốc sửa sang lại con đường hoàn chỉnh hơn.


Con đường tránh lũ hơn 2,5 km, tránh toàn bộ suối có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bà con thôn Khuổi Hốc, trước kia bà con ra đến trung tâm xã mất hơn 2 tiếng đồng hồ, đến nay chỉ gần 1 tiếng. Con đường không chỉ tránh được nước lũ mà mùa đông bà con sẽ không còn sợ cái lạnh đến buốt chân khi phải xách giầy, dép lội qua suối nữa. Ông Tồn cho biết: Mở được con đường bà con đi lại cho đỡ khổ hơn nhiều rồi, bây giờ tôi thấy người nhẹ nhõm lắm, sáng thứ 2 hàng tuần tôi ra họp giao ban ở xã nhàn hơn rất nhiều, khi tôi bán trâu để thuê máy ủi làm đường nhiều người cười tôi lắm nhưng mình làm vì con, vì cháu sau này mà. Nhưng trời mưa con đường đi còn trơn lắm, tôi tính đổ bê tông nhưng bà con còn nghèo, tôi mong Nhà nước ủng hộ nguyên, vật liệu bà con trong thôn sẽ tự làm”. Bây giờ các cô giáo đi dạy học đỡ vất vả hơn. 100% trẻ em trong độ tuổi đều đến trường, bà con dân tộc đã biết nói tiếng kinh. Ông Bàn Văn Vạn người dân trong thôn cho biết: “Tôi và bà con ở đây vui và biết ơn trưởng thôn lắm, từ ngày có con đường tránh lũ, đi lại thuận tiện hơn, không phải qua suối nữa, cái xe máy của tôi không phải đi sửa chữa nhiều, trước kia mỗi lần qua suối nước vào ống xả khó nổ máy được, nhiều khi phải dắt bộ khổ lắm”.


Là thôn thuộc diện 135,nhưng thôn rất cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước cũng như của tỉnh để giảm bớt phần nào sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, về đất canh tác. Đa số các hộ dân vẫn phải “mượn” thêm đất ở các chân lô rừng của Công ty Lâm nghiệm Vĩnh Hảo để trồng trọt. Niềm mơ ước của một số bà con thôn Khuổi Hốc là có sổ bìa đỏ công nhận quyền sử dụng đất để họ có thể yên tâm trong sản xuất và con đường hơn 2,5 km tuy tránh được lũnhưng đi lại còn rất khó khăn mong Nhà nước ủng hộ nguyên, vật liệu, nhân dân tự bỏ công sức.


Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền xã Đông Thành, nay thôn Khuổi Hốc có các lớp học khá khang trang, thôn bản sạch đẹp, nét đẹp văn hóa trong phong tục lễ cấp sắc; hát lượn, ném còn, đi cà kheo trong dịp lễ tết vẫn được giữ gìn bản sắc. Ở xã có phong trào gì thôn đều tham gia sôi nổi và nhiệt tình. Đặc biệt bà con nơi đây luôn tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.


GIANG THU

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hành trình về đích, nhưng không dừng lại
Chiều 22 -10, tàu hải quân HQ 996 đưa gần 150 bạn trẻ tiêu biểu cùng các cựu binh tàu không số cập cảng Cát Lái (TPHCM), điểm đến cuối cùng của Hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển.
24/10/2011
Hoàng Su Phì: Tập huấn điều tra rà soát hộ nghèo
HGĐT- Vừa qua, UBND huyện Hoàng Su Phì tổ chức tập huấn điều tra rà soát hộ nghèo (HN), cận nghèo (CN), đối tượng an sinh xã hội (ASXH) năm 2011. Tham gia tập huấn có lãnh đạo các xã, thị trấn và cán bộ làm công tác LĐTB - XH các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
24/10/2011
Quy hoạch, xây dựng cụm dân cư thôn Hồng Tiến, xã Tùng Bá là một chủ trương đúng
HGĐT- Vừa qua, Báo Hà Giang có nhận được đơn đề nghị có “chữ ký” của 53 hộ dân thôn Hồng Tiến, xã Tùng Bá (Vị Xuyên) về việc UBND xã và huyện Vị Xuyên thu hồi đất của dân ở thôn Hồng Tiến để quy hoạch cụm dân cư là trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trái với Luật Đất đai... Từ lá đơn này, phóng viên báo Hà Giang đã về địa bàn điều tra, xác minh
21/10/2011
Từ sự thiếu và yếu của ngành Kiểm lâm
HGĐT- "Chỉ 50% trong tổng số cán bộ ngành Kiểm lâm có thể hoạt động độc lập và hoàn thành công việc đúng chức trách, nhiệm vụ được giao". Đây là lời nhận xét, đánh giá rất thẳng thắn, được chính lãnh đạo ngành Kiểm lâm đưa ra trong buổi làm việc mới đây với đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối. Điều này cho thấy, chất lượng cán bộ, hoạt động ngành Kiểm lâm đang bộc
21/10/2011