Nhiều giải pháp hạn chế thiệt hại trong mùa mưa ở Mèo Vạc

09:14, 13/07/2016

BHG - Mặc dù bước vào mùa mưa hơn 2 tháng, nhưng Mèo Vạc là một trong những địa phương hứng chịu nhiều thiệt hại về hoa màu và tài sản của nhân dân do diễn biến bất thường của thời tiết. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, cuộc sống của hàng nghìn gia đình nơi đây bị đảo lộn bởi mưa đá, gió lốc. Xác định chủ động, tránh lúng túng trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) là nhiệm vụ trọng tâm; Mèo Vạc đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại trong mùa mưa bão năm nay.

Theo nhận định của người dân ở Mèo Vạc, mùa mưa năm nay đến sớm hơn các năm trước. Tuy nhiên, để so sánh thì “lợi bất cập hại”, bởi mùa khô ở Mèo Vạc kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Năm nay, mưa đến sớm giúp người dân bớt đi nỗi lo thiếu nước sinh hoạt và tiến độ sản xuất được triển khai nhanh hơn. Cơn mưa đầu tháng 4 vừa qua được xem như cơn mưa “vàng” giúp giải hạn cho cả một dải Cao nguyên đá đang trong cơn khát;   nhưng chính cơn mưa này đã khiến cho hàng trăm gia đình lao đao vì mưa lớn kèm theo gió lốc gây tốc mái nhà của nhiều hộ dân. Theo thống kê của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Mèo Vạc, 3 trận mưa kèm theo gió lốc xảy ra liên tiếp trong tháng 4.2016 đã làm cho trên 1.200 hộ bị tốc mái, trong đó có 56 hộ bị tốc mái hoàn toàn; hư hỏng 16 điểm trường, nhiều công trình phúc lợi bị ảnh hưởng; tổng thiệt hại lên tới trên 4 tỷ đồng.

Bà con nhân dân xã Sơn Vĩ giúp nhau sửa chữa mái nhà bị hư hỏng do gió lốc.
Bà con nhân dân xã Sơn Vĩ giúp nhau sửa chữa mái nhà bị hư hỏng do gió lốc.

Đứng trước diễn biến bất thường của thời tiết, từ trước khi mùa mưa, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó và đưa ra các giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể. Thực tế, do đặc thù địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi các khe vực sâu nên rất có nguy cơ bị xảy ra sạt, lở đất, đá kèm theo lũ ống, lũ quét. Đặc biệt, người dân sống không tập trung hoặc sống thành chòm xóm trên các sườn núi, khi xảy ra thiên tai gặp khó khăn trong việc ứng cứu. Để tạo chủ động, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành rà soát, thống kê cụ thể các hộ nằm trong khu vực nguy hiểm và chỉ đạo lực lượng “4 tại chỗ” sẵn sàng các phương án ứng cứu, hỗ trợ khi xảy ra thiên tai. Đồng thời, chỉ đạo các ngành Y tế, Công an, Quân sự chuẩn bị đầy đủ thuốc men, phương tiện và thực hiện nghiêm túc các nội dung về PCTT&TKCN; kịp thời thống kê thiệt hại, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại nặng giúp nhân dân nhanh chóng ổn định đời sống.

Đồng chí Hầu Minh Lợi, Bí thư Huyện ủy Mèo Vạc cho biết: “Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản của nhân dân, địa phương đã lồng ghép các nguồn lực di dời các hộ ở khu vực có nguy cơ sạt, lở cao đến nơi an toàn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động chằng, néo nhà cửa; các đồng chí trong BTV, BCH Đảng bộ huyện và tổ công tác phụ trách xã thường xuyên xuống cơ sở đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện”. Khi có mưa bão xảy ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện thường xuyên túc trực 24/24 giờ; các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống lụt, bão phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng lực tự tổ chức ứng phó với sự cố thiên tai tại cơ sở. Ngoài lực lượng “4 tại chỗ”, các xã, thị trấn đặc biệt quan tâm đến lực lượng tình nguyện, xung kích trong công tác PCTT&TKCN; chủ động về nhân lực, vật lực để đối phó nhanh nhất, hiệu quả nhất với mọi tình huống thiên tai xảy ra. Hàng năm, huyện đầu tư kinh phí làm mới và sửa chữa các công trình xây dựng phục vụ đời sống và sản xuất; ưu tiên các công trình về giao thông, thủy lợi và các công trình kè chống sạt, lở; tiến hành khơi thông cống rãnh và tu bổ, sửa chữa các công trình đập dâng, kênh mương, cầu cống, đảm bảo cho việc tiêu và thoát lũ...

Một trong những địa bàn ở Mèo Vạc thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt, lở đất phải kể đến xã Tát Ngà. Do đặc thù xã có nhiều diện tích núi đất, từ trước mùa mưa, cấp ủy, chính quyền xã đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động người dân chằng chống lại nhà cửa; cử cán bộ đến từng gia đình vận động, tuyên truyền để người dân hiểu được tính chất nguy hiểm của thời tiết bất thường có thể gây ra và có biện pháp chủ động phòng tránh. Ông Vi Dấu Mìn, người dân thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà cho biết: “Hiện nay, người dân trong thôn đã chủ động hơn trong việc phòng, chống thiên tai. Mọi người luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi xảy ra mưa to, gió lốc, bà con nhân dân đã giúp tiền, giúp công để sửa chữa nhà cửa”.

Với các giải pháp được thực hiện đồng bộ cùng với ý thức phòng, chống thiên tai của người dân được nâng cao đang giúp Mèo Vạc tạo thế chủ động trong mùa mưa năm nay. Đó cũng là cơ sở để địa phương hạn chế tối đa thiệt hại về hoa màu và tài sản của nhân dân.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại hội Hội Chữ thập đỏ Sở Công thương lần thứ II, nhiệm kỳ 2016 – 2021

BHG - Ngày 29.6, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Sở Công thương tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2016 – 2021, nhằm tổng kết công tác Hội và phong trào CTĐ nhiệm kỳ 2011 – 2016 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ mới.

30/06/2016
Kiểm tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức tại UBND phường Trần Phú và UBND xã Phương Độ

BHG - Thực hiện Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 12.4.2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ngày 29.6, Đoàn kiểm tra do đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại UBND phường Trần Phú và UBND xã Phương Độ (TPHG).

30/06/2016
Hiến máu nhân đạo: "Gieo mầm sống, trao hy vọng"

BHG -  "Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", tinh thần nhân văn cao cả ấy luôn được thể hiện trong các chiến dịch hiến máu tình nguyện (HMTN) được tổ chức hàng năm trên địa bàn tỉnh. Hiến máu nhân đạo (HMNĐ) là một nghĩa cử cao đẹp giữa con người với con người, thể hiện truyền thống tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam. Những năm qua, phong trào HMNĐ đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân trên toàn tỉnh tham gia, góp phần quan trọng vào việc cứu sống và điều trị cho các bệnh nhân.

13/07/2016
Hồi âm bài báo "Lãng phí một công trình tiền tỷ"

BHG - Báo Hà Giang số ra ngày 28.6, trên mục "Ý kiến người dân" và Báo Hà Giang điện tử có đăng bài "Lãng phí một công trình tiền tỷ" của tác giả Thu Phương. Bài báo phản ánh Công trình Cải tạo, nâng cấp cụm thủy lợi các thôn: Tân Điền, Mâng, Nậm Mái - xã Kim Ngọc; Quyết Thắng, Thượng, Thác - xã Bằng Hành (Bắc Quang) được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng, nhưng kể từ đó đến nay, hạng mục thủy lợi Nậm Mái (xã Kim Ngọc) thuộc công trình tiền tỷ này vẫn "nằm im", gây bất bình dư luận.

12/07/2016