Sức sống mới nơi vùng cao biên giới

16:45, 28/03/2008

(HGĐT)- Điểm nổi bật đầu tiên nhận thấy được của Mèo Vạc trong năm qua đó là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16,83%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất nông - lâm nghiệp thay đổi tích cực.


 
 Nhờ hệ thống chợ nông thôn của huyện Mèo Vạc phát triển đã giúp cho bà con nhân dân có điều kiện giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế gia đình.

Đặc biệt với 2.687,3 ha cây đậu tương là cây mới đưa vào trồng trên địa bàn đã khẳng định tính hiệu quả và rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai cũng như tập quán sản xuất, khả năng canh tác của nhân dân. Từ việc chuyển dịch đúng hướng đã góp phần đưa tổng sản lượng lương thực đạt trên 20.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 351 kg/người/năm. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của hộ gia đình nông dân. Sản phẩm chăn nuôi đã phát triển thành hàng hóa và có sức thu hút lớn trên thị trường. Với các chính sách hỗ trợ vốn phát triển chăn nuôi và phát động các phong trào đỡ đầu giúp xã nghèo, hộ nghèo, gắn vay vốn mua gia súc với mở rộng phát triển chương trình trồng cỏ đã tạo điều kiện tốt cho công tác chăn nuôi tại địa phương ngày càng phát triển. Hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng trên 500 hộ có từ 10 con trâu, bò hoặc 30 con dê trở lên, thu nhập từ chăn nuôi chiếm trên 50% tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Tuy nhiên trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua đã làm cho Mèo Vạc bị tổn thất không nhỏ về gia súc (có gần 700 con trâu, bò bị chết rét). Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặc dù còn chiếm tỷ trọng thấp song đã có bước phát triển nhanh hơn, các ngành nghề đang được mở rộng. Hiện tại khai thác khoáng sản và phát triển thủy điện đang được huyện triển khai một cách hiệu quả. Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn gồm: Nông cụ cầm tay, khai thác đá, sản xuất gạch viên, sản phẩm quặng Ăng ty mon... bước đầu đã tạo hướng đi cho phát triển công nghiệp và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận nhân dân các xã biên giới.


Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng đã đem lại cho huyện một diện mạo mới, thực sự trở thành một công trường xây dựng với sự tham gia tích cực của đại bộ phận nhân dân. Đến nay trên 80% số xã, thị trấn có đường nhựa đi qua, nhiều xóm, bản có đường dân sinh và đường ô tô đến, 100% điểm trường được ngói hóa và lợp Phibrô xi-măng, 100% số xã đã có điện lưới Quốc gia. Hệ thống chợ thương mại, chợ du lịch được quan tâm, đặc biệt đã phát triển được chợ bò Mèo Vạc, chợ tình Khâu Vai, chợ Tát Ngà, chợ Sủng Trà và nhiều chợ nông thôn tại các xã góp phần giúp bà con giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp của địa phương như gia súc, gia cầm, ngô, đậu tương, rau đậu các loại được thị trường đánh giá cao và có sức tiêu thị tốt... Công tác quy hoạch, ổn định dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển KT - XH, nhân dân đã trực tiếp được hưởng lợi thông qua chương trình này. Đến nay cơ bản đã vận động được nhiều hộ gia đình sống trên những triền núi cao xuống hạ sơn và ổn định dân cư tại chỗ, tạo điều kiện về sinh hoạt văn hóa, phát triển kinh tế đảm bảo đời sống, dần XĐGN. VH - XH được cải thiện đáng kể, đẩy mạnh công tác giáo dục, đồng thời tiếp tục củng cố cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung đội ngũ giáo viên và các điều kiện để duy trì tốt công tác phổ cập THCS; hệ thống trường mầm non được mở rộng đến các xã. Hoạt động y tế, dân số - gia đình và trẻ em đã tích cực hướng về cơ sở...


Đảng bộ huyện đã và đang tập trung huy động các nguồn lực và bằng các giải pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả công cuộc XĐGN. Theo thống kê hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm khoảng 51,92%. Công tác phát triển đảng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng được Đảng bộ tập trung chỉ đạo sát sao và gắn với việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Là một huyện vùng cao biên giới do vậy công tác quân sự, quốc phòng trong thời gian qua cũng được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, với phương châm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, do vậy hoạt động đối ngoại được mở rộng và có bước phát triển, tổ chức nhiều cuộc hội đàm với phía Trung Quốc, tạo tiền đề đảm bảo an ninh biên giới, hoạt động thương mại, đầu tư phát triển...


Quỳnh Mai

Cùng chuyên mục

Những phụ nữ vượt nghèo ở Yên Lập
(HGĐT)- Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Yên Lập, xã Yên Thành (Quang Bình) 38 tuổi Hoàng Thị Oanh, gắn bó với Hợp phần tín dụng bắt buộc được Dự án DPPR đầu tư từ tháng 8.2005 vui vẻ cho biết: Hợp phần của chị thu nạp 20 chị em trong tổ tín dụng bắt buộc và cả 20 chị em... đều nghèo.
28/03/2008
Đến với “Làng lính” Tùng Vài
(HGĐT)- Trên khắp dải biên cương Hà Giang, trong tâm khảm của mỗi cán bộ, chiến sỹ (CBCS) biên phòng, họ đều coi: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Có rất nhiều CBCS biên phòng đã sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất biên giới, song có lẽ nhiều nhất phải kể đến Đồn biên phòng Tùng Vài, huyện Quản Bạ.
27/03/2008
Trường Mầm non thực hành Hoa Hồng (trực thuộc trường CĐSP T.Ư) tặng quà xã Nghĩa Thuận
(HGĐT)- Ngày 24.3, Đoàn cán bộ giáo viên trường Mầm non thực hành Hoa Hồng (trực thuộc trường CĐSP T.Ư) đến thăm và tặng quà xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ).
26/03/2008
Tiếp nhận quà của quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) trao tặng huyện Đồng Văn
(HGĐT)- Chiều ngày 21.3.2008, tại phòng họp 303 UBND tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức lễ tiếp nhận quà của quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) ủng hộ đồng bào huyện Đồng Văn khắc phục đợt rét đậm, rét hại vừa qua.
25/03/2008