Nghề cao quý nhất!

08:12, 20/11/2013

Cái rét ngọt đầu Đông cùng với những thiếu thốn về cơ sở vật chất... khiến cho con đường đến trường tìm con chữ của các em nhỏ miền cực Bắc như xa xôi hơn; nhưng nơi đó, với tình yêu nghề, mến trẻ mãnh liệt, thiết tha... hàng ngàn giáo viên đang kiên trì bám trường, bám bản dù cho cuộc sống còn muôn vàn khó khăn, thử thách; họ nguyện ước mang ánh sáng tri thức giúp trẻ em nghèo nơi đây vươn lên làm chủ cuộc sống.


Tôi thường an ủi bạn mình, là cô giáo mầm non đang giảng dạy tại một điểm trường nơi biên cương Tổ quốc rằng: Người ta thường nói nghề Giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, trồng cây mười năm cho quả, sự nghiệp trồng người đâu chỉ tính được về thời gian, bởi bạn cũng giống như hàng ngàn giáo viên khác trên đất nước ta đang cần mẫn truyền dạy kiến thức, rèn luyện kỹ năng và vun đắp ước mơ cho những “mầm non” tương lai của đất nước được lớn lên xanh tốt.

 


Cô giáo tại điểm trường Bách Sơn (xã Thượng Tân, Bắc Mê) ân cần “gieo chữ”.


Toàn tỉnh hiện nay có 656 đơn vị, trường học bao gồm: Mầm non, Tiểu học, Phổ thông, chuyên nghiệp; Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp với gần 20.394 giáo viên, trong đó có 5.183 giáo viên Mầm non; 7.345 giáo viên Tiểu học, 4.518 giáo viên THCS, 1.470 giáo viên THPT. Hầu hết các cán bộ giáo viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, đạt trình độ chuẩn đào tạo; có 136 giáo viên có trình độ trên đại học. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nhà giáo luôn được chú trọng; tuy nhiên Hà Giang là tỉnh nghèo, điều kiện khó khăn về giao thông, cơ sở vật chất... nên nhiều giáo viên đang phải dạy học trong điều kiện thiếu thốn. Toàn tỉnh chỉ có 4.325 phòng lưu trú cho cán bộ giáo viên, và số lượng nhà công vụ chưa được kiên cố hóa vẫn đang là con số hàng ngàn; điều này đồng nghĩa cũng có chừng ấy giáo viên đang phải dạy học trong điều kiện sống thiếu thốn, tạm bợ. Cô giáo Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) chia sẻ: “Trường thị trấn nhưng có đến 7 điểm trường thôn bản, nhiều điểm trường nếu trời nắng cũng phải đi bộ nhiều giờ mới đến nơi; đó là chưa kể vào mùa đông, trời mưa các em nghỉ học, thầy, cô giáo lại ân cần đến từng gia đình để vận động các em đến trường; mỗi tuần, các thầy, cô giáo xuống trường giao ban một lần và mua sắm những thứ cần thiết. Khó có thể nói hết được những khó khăn, nhưng chúng ta tự hào vì có những nhà giáo luôn tâm huyết với nghề và và yêu mến trẻ tha thiết...”. Thầy giáo Phạm Xuân Hồng, điểm trường Tiểu học thôn Bó Pèng, xã Minh Sơn (Bắc Mê) tiếp chúng tôi trong căn phòng lưu trú xập xệ nép bên vệ đường: “15 năm đứng lớp, luân chuyển qua nhiều điểm trường khó khăn, sống trong những căn nhà lưu trú tạm bợ, lo lắng khi mùa mưa lũ về có thể cuốn phăng đi tất cả, ở đây còn không có sóng điện thoại; sống với dân thì dựa vào dân thôi. Thương các em ở điểm trường cũng đang phải học tập trong điều kiện khó khăn...”. Câu chuyện bỏ dở khi thầy Hồng nở nụ cười ấp áp nhìn về phía xa, nơi đang có các em học sinh vui đùa trong nắng sớm. Mang những điều trăn trở về cuộc sống của đông đảo giáo viên trên địa bàn tỉnh ta trao đổi với ngành chức năng, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ngành giáo dục rất chia sẻ với những khó khăn mà các thầy, cô giáo đang phải nỗ lực vượt qua để tiếp tục cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà. Ngành sẽ nỗ lực hết mình, cùng với các cấp để từng bước khắc phục khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học đạt hiệu quả cao.

 

Ngày Nhà giáo Việt Nam , có em không biết đó là ngày gì, có emmang cho cô giáo bắp ngô mẹ đi nương về sáng nay, có em hái vội những cành hoa dại bên đường mang tặng thầy, cô giáo... Giáo viên trên khắp các bản làng miền cực Bắc của Tổ quốc không có nhiều hoa hồng, không có những lời chúc hoa mĩ, không đủ đầy về vật chất... nhưng họ có tình cảm nồng ấm, thân thương của học trò, có tình yêu thương, đùm bọc của bản làng. Những con chữ đang theo họ làm sáng cả một vùng đất nghèo khó và đó chính là những phần quà quý giá nhất của nghề giáo.


BIỆN LUÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Học Anh ngữ với giáo viên nước ngoài nên hay không?
HGĐT- Mới có thông tin trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Trường THCS Yên Biên, thành phố Hà Giang sẽ triển khai thực hiện chương trình Anh ngữ chất lượng cao nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh bằng phương pháp học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài với mức học phí 3,5 triệu đồng/năm/học
30/10/2013
Khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và kỷ niệm ngày Khuyến học Việt Nam
HGĐT- Sáng 30.9, tại huyện Quản Bạ, UBND tỉnh đã tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và kỷ niệm ngày khuyến học Việt Nam 2.10. Dự buổi lễ có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Quản Bạ.
30/09/2013
Tiến tới Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
HGĐT- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục, đào tạo (GDĐT) là thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non (PCGD) cho trẻ 5 tuổi, vì đây là “mắt xích” đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, tiến trình PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
29/10/2013
Hiệu quả từ việc đưa giáo dục về di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vào trường học
HGĐT - Tháng 10.2009, Cao nguyên đá Đồng Văn được tổ chức GGN (Global geopark networld – Mạng lưới công viên địa chất Toàn cầu) công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC). Vấn đề cấp bách đặt ra đối với tỉnh Hà Giang là cần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của di sản Công viên địa chất, thực hiện tiêu chí tái đánh giá của GGN vào năm 2014.
27/09/2013