3 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người

08:06, 20/11/2013

HGĐT- Hà Giang là một trong 6 tỉnh có học sinh thuộc dân tộc rất ít người sinh sống. Việc thực hiện mục tiêu phát triển về số lượng sẽ nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các dân tộc rất ít người của Nhà nước.


Trong những năm qua, tỉnh ta đã triển khai, tạo điều kiện cho trẻ em các dân tộc rất ít người được học tập, rèn luyện trong môi trường giáo dục tốt, được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt để có trình độ văn hóa, trình độ nghề, bổ sung vào đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ địa phương và đất nước. Sau 3 năm thực hiện đề án, cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc rất ít người đã được nâng lên rõ rệt.

 


Học sinh trường Tiểu học Lùng Tám (Quản Bạ) xem ti-vi.

Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc rất ít người, gồm: Bố Y, Cờ Lao, Pu Péo. Theo thông tin từ Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh, Hà Giang được đánh giá cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất cho các điểm trường Tiểu học có học sinh dân tộc rất ít người sinh sống. Đây là sự tạo điều kiện rất lớn của Nhà nước khi quan tâm đầu tư xây dựng các điểm trường. Sau 3 năm, mạng lưới trường, lớp được phủ khắp tới tận thôn, bản. Có được kết quả này, ngành Giáo dục tỉnh đã phải cố gắng cân bằng kinh phí, vượt qua những khó khăn do địa hình cách trở, đường giao thông đến các điểm trường vất vả, trượt giá vật liệu xây dựng, số kinh phí chênh lệch so với nguồn lực được cấp lớn, lại gặp khó khăn trong thi công xây dựng. Để xây dựng được 25 phòng học, 16 phòng công vụ tại các điểm trường thuộc các huyện Vị Xuyên, Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Mê năm 2012 và mỗi điểm trường đều có đầy đủ thiết bị như: bàn ghế; quạt điện, bảng chống loá, máy catset, đầu đĩa, máy vi tính, ti vi, bàn ghế máy tính... là cả một hành trình đầy gian nan của ngành Giáo dục. Theo đó, chất lượng giáo dục được nâng lên, nhờ sự phối hợp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, cộng đồng, cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh nắm được nội dung của đề án nên đã tích cực vận động các học sinh dân tộc rất ít người thuộc các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, PTDT Nội trú và các cơ sở giáo dục khác đi học đầy đủ, hầu như không có học sinh bỏ học, lưu ban. Năm học 2012 – 2013, toàn tỉnh có 1.064 học sinh là người dân tộc Bố Y, Cờ Lao, Pu Péo. Trong 3 năm học, kết quả học tập được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên được thực hiện đầy đủ. Năm học 2011 – 2012: có 641 trẻ, học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ chi phí học tập; năm học 2012 – 2013, có 464 em học sinh được hưởng chế độ. Số kinh phí này góp phần đỡ đần gia đình các em chi trả tiền ăn, quần áo... giảm nhẹ gánh nặng trên con đường đến trường của các học sinh.

 

Ngoài ra, ngành Giáo dục tỉnh rất chú trọng nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. Các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người được bố trí đủ giáo viên giảng dạy đạt chuẩn và trên chuẩn. Hầu hết các thầy, cô giáo đều có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm và năng lực giảng dạy học sinh. Công tác tập huấn thường xuyên được tổ chức cho các cán bộ quản lý và giáo viên về phương pháp dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin; phương pháp dạy môn Tiếng Việt cho học sinh các dân tộc rất ít người cấp Tiểu học; tâm lý học sinh; phong tục tập quán, bản sắc văn hoá các dân tộc rất ít người. Và quan tâm tới các chuyên đề như: Nâng cao năng lực giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống; giáo dục phòng, chống các tệ nạn xã hội; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên... hướng tới việc giáo dục toàn diện cho học sinh.

 

Dù vậy, việc thực hiện đề án vẫn còn hạn chế là ở những điểm trường có học sinh dân tộc rất ít người còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm; thiết bị, đồ dùng dạy và học còn thiếu nhiều so với yêu cầu. Nguyên nhân là đến năm 2011 tỉnh mới triển khai đề án, năm 2012 mới có Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ học tập và phân bổ kinh phí thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và cung cấp thiết bị phục vụ dạy và học. Thời gian hoàn thành đề án là đến năm 2015, theo đó các tiêu chí về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục phải đạt chuẩn. Sau khi đề án hoàn thành thì mục tiêu nâng cao trình độ dân trí góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc rất ít người có thể thành hiện thực.


LÊ HẢI

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Học Anh ngữ với giáo viên nước ngoài nên hay không?
HGĐT- Mới có thông tin trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Trường THCS Yên Biên, thành phố Hà Giang sẽ triển khai thực hiện chương trình Anh ngữ chất lượng cao nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh bằng phương pháp học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài với mức học phí 3,5 triệu đồng/năm/học
30/10/2013
Khai mạc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và kỷ niệm ngày Khuyến học Việt Nam
HGĐT- Sáng 30.9, tại huyện Quản Bạ, UBND tỉnh đã tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và kỷ niệm ngày khuyến học Việt Nam 2.10. Dự buổi lễ có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Quản Bạ.
30/09/2013
Tiến tới Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
HGĐT- Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục, đào tạo (GDĐT) là thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non (PCGD) cho trẻ 5 tuổi, vì đây là “mắt xích” đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, tiến trình PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
29/10/2013
Hiệu quả từ việc đưa giáo dục về di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vào trường học
HGĐT - Tháng 10.2009, Cao nguyên đá Đồng Văn được tổ chức GGN (Global geopark networld – Mạng lưới công viên địa chất Toàn cầu) công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC). Vấn đề cấp bách đặt ra đối với tỉnh Hà Giang là cần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của di sản Công viên địa chất, thực hiện tiêu chí tái đánh giá của GGN vào năm 2014.
27/09/2013