Từ nhận thức đến phát huy nội lực xây dựng cộng đồng khuyến học

15:51, 29/03/2013

HGĐT - Nói chuyện với ông La Ngọc Thuyết, người dân tộc Tày ở bản Pom Cút, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê để hiểu thêm công cuộc Khuyến học, khuyến tài ở một vùng đất xa xôi, hẻo lánh. Ông bảo: "Điều quan trọng vẫn là nhận thức của mỗi người về chuyện học tập của gia đình, dòng họ và con cái.


Điều kiện học tập bây giờ đã khác xưa nhiều, nhiều lắm, cái thời ông muốn đi học thì phải cơm đùm, cơm nắm ra tận thị xã Hà Giang, còn bây giờ học ngay trong thôn, trong bản, lên cấp hai, cấp ba vẫn học ngay tại xã. Thế thì sao không vận động con em đi học, học cho mình, chứ học cho ai. Cái câu "học cũng ăn ngô, cũng đi làm nương" đã lùi xa rồi, nhận thức về học tập của đông đảo bà con vùng sâu xa bây giờ đã khác...".

 

Trong Đại hội Thi đua khuyến học, biểu dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học của huyện Bắc Mê lần thứ III vừa qua, huyện Bắc Mê đã khen thưởng 17 tập thể và 34 cá nhân, trong đó có 18 gia đình hiếu học... đủ nói nên nhận thức của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số ít người ở mọi vùng trong huyện. Từ xã Đường Âm, đến Yên Phong, Yên Cường, Phiêng Luông, Phú Nam, Lạc Nông, Giáp Trung đều có những điển hình, tiên tiến trong khuyến học, khuyến tài... Bắc Mê đã phát động phong trào thi đua Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập một cách đều khắp. Từ Thường trực huyện ủy tới UBND huyện, chỉ đạo các ban ngành trong huyện kết hợp chặt chẽ với hội khuyến học khuyến tài, phối hợp cùng các xã, các trường, tới điểm trường, cá nhân và gia đình, dòng họ để làm nên một phong trào thi đua có chất lượng cao và đều khắp. Xây dựng những điển hình tiên tiến, như dòng họ La ở thôn Pom Cút, xã Đường Âm, bố mẹ đều nêu gương sáng cho các con, các cháu học tập. Kết quả có ba cháu học xong đại học và hai cháu học xong cao đẳng về phục vụ quê hương. Hay gia đình ông Nguyễn Hà Hợi tại thôn Đồn Điền, xã Yên Cường có 6 người con đều học xong đại học, cao đẳng, trung cấp và có việc làm ổn định, mang lại niềm tự hào cho gia đình, dòng tộc.

 

Bắc Mê hiện có hàng trăm gia đình hiếu học, hàng chục dòng học hiếu học, hàng chục cộng đồng khuyến học, biết phát huy nội lực, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại hiệu quả cao trong phong trào khuyến học, khuyến tài. Như gia đình ông Tạ Văn Định, Hoàng Dùn Cán ở Yên Cường, gia đình ông Nèn Thanh Lập ở Lạc Nông, gia đình bà Phan Thị Nhình ở Yên Phú, bà Sùng Thị Mai, Lục Thị Lan ở Minh Ngọc... Rồi dòng họ Hoàng, họ Nông ở Yên Cường, họ Triệu, họ Nguyễn ở Yên Phú... Các chi hội khuyến học tiêu biểu không thể không nhắc đến, như chi hội trường PTDT Nội trú huyện, chi hội khuyến học thị trấn Yên Phú, trường tiểu học Minh Ngọc, Đường Âm... Tất cả các chi hội, các gia đình, thôn bản đã cộng hưởng làm nên một sắc màu văn hóa của một xã hội khuyến học, khuyến tài và thi đua học tập.

 

Với việc tổ chức các hoạt động khuyến học khuyến tài đa dạng, phong phú, thi đua từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng thôn bản, đặc biệt là nâng cao nhận thức của nhân dân về việc học hành của con cháu. Ban chỉ đạo dự án Xây dựng xã hội học tập huyện Bắc Mê đã triển khai sâu rộng chỉ thị của Bộ chính trị, của UBND tỉnh Hà Giang về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Ban Chỉ đạo Khuyến học, khuyến tài huyện cũng đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch khuyến học, khuyến tài đến năm 2015, khuyến khích, động viên các xã, các thôn bản cùng phấn đấu. Hiện tại, Hội Khuyến học huyện Bắc Mê đã có tổ chức hội ở tất cả 13 xã và thị trấn, với gần 5200 hội viên, chiếm trên 10% dân số trong huyện. Bắc Mê cũng đã xây dựng thành công 13 trung tâm học tập cộng đồng, với phương châm "cần gì học ấy", đã mở được trên 500 lớp học, có gần 20.000 người tham gia xây dựng được quỹ khuyến học, kể cả quỹ chi hội cơ sở là trên 400 triệu đồng. Nhờ có quỹ khuyến học mà đã tổ chức được học bổng dành cho học sinh nghèo vượt khó hàng năm, động viên những học sinh xuất sắc, những gia đình và dòng họ tiên tiến. Đồng thời hội cũng kịp thời khen thưởng học sinh các cấp trong huyện đạt giải các cuộc thi, như kỳ thi Olympic tuổi thơ, thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học hệ chính quy...

 

Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Bắc Mê đã đề ngị huyện công nhận và tuyên dương trên 1.000 gia đình hiếu học và 6 dòng họ hiếu học. Đó cũng là cách động viên, khuyến khích phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn toàn huyện, mang lại hiệu quả thiết thực cho một vùng đất còn nhiều gian khó.


Nguyễn Quang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành GD - ĐT Bắc Quang: Xứng đáng “chiếc nôi” cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Bắc Quang luôn được biết đến là một trong những địa phương có truyền thống học tập và là cái nôi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho tỉnh nhà. Phát huy truyền thống ấy, những năm qua ngành GD – ĐT huyện Bắc Quang đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng GD – ĐT, góp phần phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương...
31/01/2013
Trường Trung cấp Nghề Bắc Quang vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé thăm trường Trung cấp Nghề Bắc Quang, nơi mà cách đây hơn 1 năm đã diễn ra lễ công bố thành lập trường từ cơ sở Trường dạy nghề huyện Bắc Quang. Sau 1 năm thành lập, vượt qua nhiều khó khăn, thầy và trò nhà trường đã và đang từng bước gặt hái những kết quả đáng khích lệ trong dạy và học, góp phần vào sự nghiệp đào
31/01/2013
Kết quả sau 5 năm triển khai Chương trình tín dụng cho vay HSSV
HGĐT- Từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV, đối tượng đã được mở rộng hơn. HSSV có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người (BQĐN) tối đa bằng 150% mức BQĐN của hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn (HCKK) về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh được vay
28/03/2013
Nhiều HSSV ở Đồng Yên có thêm điều kiện theo đuổi ước mơ học tập
HGĐT- Là xã thuộc huyện Bắc Quang, Đồng Yên có 1.644 hộ dân với 7.376 khẩu, hộ nghèo chiếm 5% và hộ cận nghèo chiếm 8,1%. Hơn 60% hộ dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nên đời sống của bà con nơi đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ gia đình có con em là HSSV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Từ khi
28/03/2013