Mèo Vạc tổ chức hội thảo “Phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn”

16:44, 15/05/2023

BHG - Chiều 15.5, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức hội thảo “Phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn” gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống để xây dựng huyện Mèo Vạc trở thành trung tâm du lịch vùng của tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch; Hoàng Thị Hạnh, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo huyện Mèo Vạc…

Toàn cảnh hội thảo.
Toàn cảnh hội thảo.

Mèo Vạc nằm trong vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Đến nay, toàn huyện có 3 di sản văn hóa phi vật thể; 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng; 101 khách sạn, nhà nghỉ, homestay; 60 nhà hàng, quán ăn; 25 cơ sở vui chơi giải trí; 20 cơ sở mua sắm; 12 cơ sở chăm sóc sức khỏe … Các đơn vị kinh doanh cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch.

Xác định phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của huyện, những năm qua, huyện Mèo Vạc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó chú trọng công tác quy hoạch, huy động các nguồn vốn, nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển; quan tâm phát triển sản phẩm du lịch là đặc trưng, thế mạnh của huyện; đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, hình thành và khai thác hiệu quả tour, tuyến du lịch phục vụ du khách; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống… Nhờ vậy, lượng khách du lịch đến huyện không ngừng tăng qua các năm; riêng trong quý 1 năm 2023, lượng khách đến huyện đạt trên 153.000 lượt người, doanh thu từ du lịch đạt hơn 140 tỷ đồng.

Các đại biểu dự hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều thời gian thảo luận, tập trung vào các nội dung: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch của huyện Mèo Vạc; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc, tạo sản phẩm du lịch từ văn hóa; phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tại huyện Mèo Vạc; xây dựng sản phẩm du lịch của Mèo Vạc gắn với hoạt động trải nghiệm nông nghiệp, hoạt động trải nghiệm nghiên cứu khoa học dưới tán rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên Chí Sán; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…

Thông qua tổ chức hội thảo nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng, thế mạnh, kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Mèo Vạc. Từ đó đưa ra các giải pháp, bài học kinh nghiệm để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa các dân tộc, cũng như lợi thế về Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn để phục vụ phát triển du lịch - dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân.

Tin, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023
Tối 28/4, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023.
29/04/2023
“Đất thiêng” Quảng Trị
BHG - Cho tôi hôm nay vào Thành cổ/ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ/ Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ/ Xin chớ vô tình với người hy sinh/ Trên mảnh đất quê mình…
29/04/2023
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế mở màn cho Năm du lịch Tuyên Quang
Với thông điệp "Tuyên Quang-điểm đến an toàn-thân thiện-hấp dẫn," lễ hội khinh khí cầu là điểm nhấn cho Năm du lịch Tuyên Quang, góp phần thực hiện mục tiêu đón trên 2,5 triệu lượt du khách năm 2023.
28/04/2023
Bảo tồn, phát huy và lan tỏa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng thủy tổ của dân tộc là biểu tượng kết nối giữa quá khứ với hiện tại, biểu hiện cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc và truyền thống biết ơn tổ tiên, nơi hội tụ tinh thần đưa các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn. Giỗ Tổ Hùng Vương và việc tổ chức tế lễ, rước, cầu cúng, các sinh hoạt diễn xướng văn hóa dân gian đã được cộng đồng gìn giữ, duy trì, bảo tồn cho đến ngày nay. Với những đặc trưng ý nghĩa đó, ngày 06/12/2012, tại kỳ họp thứ 7 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 Pari, UNESCO đã chính thức ghi danh tín ngưỡng “Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
28/04/2023