Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác phòng cháy, chữa cháy

15:02, 12/09/2022

BHG - Sáng 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 83 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của lực lượng PCCC. Tham dự hội nghị tại điểm cầu T.Ư có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và lãnh đạo các bộ, ngành. Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Giang có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố…

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm (từ 2017 – 2021), toàn quốc xảy ra trên 17.000 vụ cháy, làm chết hơn 400 người, bị thương gần 800 người, thiệt hại tính sơ bộ trên 7.000 tỷ đồng và hơn 7.500 ha rừng. Bên cạnh đó, trong 5 năm cũng xảy ra gần 150 vụ nổ, làm chết trên 60 người, bị thương 190 người, thiệt hại về tài sản 1,1 tỷ đồng. Tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, toàn quốc xảy ra trên 1.100 vụ cháy, làm chết 57 người, bị thương 52 người, thiệt hại về tài sản 532 tỷ đồng và 39 ha rừng. Về công tác CNCH, trong 5 năm, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã điều động trên 235.000 lượt cán bộ, chiến sỹ và trên 30.400 phương tiện tham gia CNCH. Qua đó, đã trực tiếp cứu được gần 7.000 người, hướng dẫn thoát nạn hàng chục nghìn người, tìm được trên 3.300 nạn nhân. Tổng kinh phí đầu tư cho công tác PCCC và CNCH gần 10.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với giai đoạn trước đó.

Đối với tỉnh Hà Giang, công tác PCCC và CNCH đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng khẩn trương, hiệu quả, rõ việc, rõ trách nhiệm, qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân. Năng lực PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn sự cố, tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Thống kê, từ tháng 8.2017 đến tháng 5.2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 574 sự cố, tai nạn làm hơn 300 người chết, 71 người bị thương, thiệt hại hơn 245 tỷ đồng. Lực lượng CNCH đã cứu được hơn 70 người, di dời 140 nhà ra khỏi nơi nguy hiểm, tu sửa dựng lại hơn 2.570 nhà, tìm được gần 130 nạn nhân.

Tại hội nghị, một số bộ, ngành và địa phương đã tập trung thảo luận về các giải pháp nâng cao công tác PCCC tại cơ sở, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở kinh doanh có điều kiện... Rà soát các quy định pháp luật hiện hành về PCCC, trong đó bổ sung các chế tài xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục sự cố. Thường xuyên cập nhật, giáo dục kiến thức, kỹ năng về PCCC trong các trường học. Ngoài ra, Bộ Công an cần quan tâm, bố trí nguồn lực và trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCC và CNCH tại các địa phương…

Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số tỉnh, thành trên cả nước đã xảy ra những vụ cháy nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Để thực hiện có hiệu quả công tác PCCC và CNCH, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương: Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp PCCC và CNCH. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCCC và CNCH, trọng tâm là hoàn thiện một số dự án Luật có liên quan. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục kiến thức pháp luật cho các cấp, chính quyền và nhân dân trong công tác PCCC. Tập trung hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch hạ tầng PCCC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC và CNCH ở khu dân cư, cơ sở. Chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện tổng kiểm tra rà soát công tác PCCC trên toàn quốc, nhất là khu vực đông người và xử lý nghiêm các vi phạm quy định liên quan đến cháy, nổ…
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quan điểm trong công tác PCCC và CNCH phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và đặt sự an toàn tính mạng của người dân là trên hết. Từ đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ về PCCC và CNCH với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi, kiềm chế sự gia tăng về cả số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, sự cố, tai nạn gây ra, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển KT – XH, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Tin, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhât và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XII, Đại hội XIII. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa đã khẳng định và luận giải rõ hơn từ lịch sử, bối cảnh tình hình và nội dung của quan điểm.
12/09/2022
Cần có tư duy và cách tiếp cận mới để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Sáng 12/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh.
12/09/2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Trong 2 ngày (9 và 10/9), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về các Đề án quan trọng.
12/09/2022
Học viện Báo chí và Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm thành lập
Sáng 11/9, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1962-2022) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
11/09/2022