Những dấu son đầu tiên không thể nào quên

19:59, 04/11/2017

BHG - Đến nay, một thế kỷ đã trôi qua, kể từ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917 - 2017) – lập nên Nhà nước Công Nông đầu tiên trong lịch sử loài người. Dù ở cách xa nhau về mặt địa lý từ  Âu sang Á, cùng với nhân loại tiến bộ, nhân dân ta đã sớm góp tiếng nói đồng tình – đồng chí, ủng hộ bằng hành động thực tế. Tình cảm hũu nghị, thủy chung giữa nhân dân 2 nước Việt Nam – Liên bang Nga nhanh chóng phát triển, được thử thách qua thời gian dài. Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười  Nga, chúng ta tự hào nhớ về những dấu son không thể nào quên.

Người Việt Nam đầu tiên đến với Cách mạng Tháng Mười Nga:

Khi còn Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), ở thành phố Odessa thuộc nước Cộng hòa Ukraina (trong thành phần của Liên Xô) có một đường phố mang tên gọi Tôn Đức Thắng. Chính phủ Liên Xô cũng đã trao tặng Huân chương Lenin (Huân chương cao nhất của Liên Xô), Giải thưởng Hòa bình quốc tế Lenin cho nhà cách mạng lão thành của Việt Nam – người mà nhân dân ta quen gọi Bác Tôn ((1888 – 1980). Những sự kiện trên có nguyên do từ việc Bác Tôn là người Việt Nam đầu tiên tham gia bảo vệ Cách mạng Tháng Mười  Nga.

Ngày 7.11.1917, dưới sự lãnh đạo thiên tài của V. I. Lenin và Đảng Bôn-sê-vich, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người ra đời. Các nước đế quốc vội vã câu kết lại với nhau, tiến hành can thiệp vũ trang, hòng tiêu diệt Nhà nước Công Nông đầu tiên trên thế giới vừa mới ra đời. Giữa tháng 4 năm 1919, một hạm đội của Pháp gồm 5 chiến hạm đi vào Biển Đen, bắn phá hải cảng Xê-va-xtô-pôn. Trong số các chiến hạm này có tầu Phờ-răng-xơ – nơi có người thanh niên Việt Nam Tôn Đức Thắng đang làm thợ máy. Rất nhiều thủy thủ và công nhân trên tầu phản chiến, cử đại diện lên gặp chỉ huy, đòi đình chỉ, can thiệp chống nước Nga Xô viết, đồng thời không tuân lệnh tấn công cấp trên ban xuống. Bác Tôn được anh em cử, đã kéo lá cờ đỏ lên trên nóc tầu Phơ-răng-xơ để chào mừng Cách mạng Tháng Mười Nga – như tiếng nói mạnh mẽ cất lên: Chúng tôi không phải là kẻ thù mà là bạn của nhân dân Nga và Nhà nước Xô viết!

Phong trào phản chiến lên cao trong binh lính và công nhân của toàn hạm đội. Vì thế, 2 tuần lễ sau, tất cả 5 chiến hạm của Pháp phải rút khỏi Biển Đen.

Được giác ngộ cách mạng trong phong trào công nhân quốc tế, trở về nước, Bác Tôn tiếp tục hoạt động rất tích cực; bị thực dân Pháp bắt, cầm tù 16 năm ở Côn Đảo (1929 – 1945). Cách mạng Tháng 8 thành công, Bác Tôn được Đảng và Nhà nước giao đảm nhiệm nhiều trọng trách – sau cùng là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1969 – 1976) và sau này là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 – 1880).

Nói về Bác Tôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi: “Gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Các chiến sỹ tình nguyện Việt Nam trong hàng ngũ Hồng quân dũng cảm bảo vệ Mátxcơva:

Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên bang Xô viết được ký ngày 23.8.1939 (Hiệp ước giữa Hítler – Stalin). Ngay liền sau đó, Hitler đã tuyên bố: “Hiêp ước chỉ được thi hành khi còn có lợi!”. Phản bội lại những điều đã cam kết trong Hiệp ước, rạng sáng 22.6.1941, quân đội Đức Quốc xã bất ngờ ào ạt tấn công Liên Xô từ ven biển Barents đến ven bờ Biển Đen. Cuộc chiến tranh vệ quốc của quân và dân Liên Xô chính thức bắt đầu.

Quân số đông, cùng phương tiện chiến tranh vượt trội, phát xít Đức chiếm được khá nhiều miền đất và đưa chiến tranh tới gần Mátxcơva. Ngày 30.9.1941, bằng 74 sư đoàn (1,8 triệu quân), 14.500 khẩu pháo, súng cối, 1.700 xe tăng và khoảng 1.400 máy bay, quân đội Đức Quốc Xã mở chiến dịch hòng nhanh chóng đánh chiếm Thủ đô Liên Xô, cuộc chiến càng trở nên vô cùng ác liệt.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Mátxcơva kéo dài tới 7 tháng, hàng vạn chiến sỹ Hồng quân và người dân Nga đã ngã xuống. Trong số đó có cả những chiến sỹ tình nguyện Việt Nam chiến đấu vì Mátxcơva.

Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đưa một số thanh niên Việt Nam ưu tú từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang Mátxcơva học tập ở Trường Quốc tế Lenin và Đại học Phương Đông. Trong trận đánh ác liệt ngày 22 tháng 6 năm 1941, bốn trong số năm người đã anh dũng hy sinh (họ đều thuộc Lữ đoàn mang phiên hiệu CMSBON) đó là Vương Thúc Tỉnh, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Thúc Chất. Ngoài chiến sĩ Tỉnh, tên thật của 3 người còn lại là Nguyễn Sinh Thân, Hoàng Phan Tứ, Vương Thúc Thoại. Chiến sĩ thứ 5 là Lý Phú San (tức Lê Phan Chiến) sau đó được điều động đi làm việc tại xưởng quân giới ở vùng Viễn Đông nước Nga. Thời gian sau này, Lý Phú San trở về Việt Nam, làm việc trong Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội.

Năm 1986, tất cả 5 chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đều được Nhà nước Liên Xô truy tặng Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng Nhất. Sự kiện trên do Ban tiếng Việt của Đài Tiếng nói nước Nga (Đài phát thanh Sputnik) sưu tầm, nghiên cứu công phu và công bố. Một lần, theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội người Viêt Nam định cư tại Liên bang Nga Trương Quang Giáo, người viết bài đã tới thăm gia đình con gái của ông Lý Phú San ở Mátxcơva (chị Phượng), thắp nén tâm nhang tưởng nhớ trước di ảnh của ông đặt trên bàn thờ.

Huy Sơn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc thôn Nà Sài và Nà Lá xã Minh Ngọc huyện Bắc Mê

BHG - Ngày 2.11, Ban công tác mặt trận thôn Nà Sài và Nà Lá xã Minh Ngọc tổ chức ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc nhân kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2017). Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc thôn Nà Sài và Nà Lá được Ủy ban MTTQ huyện chọn làm điểm để rút kinh nghiệm cho các Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện.

03/11/2017
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý làm việc với Đoàn chuyên gia Trung Quốc về Dự án nâng cấp Bệnh viện Y dược cổ truyền

BHG - Ngày 3.11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý có buổi làm việc với Đoàn chuyên gia Trung Quốc khảo sát và làm việc về Dự án nâng cấp Bệnh viện Y dược cổ truyền (YDCT) tỉnh Hà Giang. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh, Bệnh viện YDCT…

03/11/2017
Bài phát biểu của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh tại kỳ họp thứ 4

LTS: Ngày 2.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài - chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020). Trong phiên họp buổi sáng, đồng chí Triệu Tài Vinh, Uy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Hà Giang đã có phát biểu thảo luận; Báo Hà Giang đăng toàn văn nội dung bài phát biểu như sau:

03/11/2017
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh làm việc với Đoàn công tác của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

BHG - Chiều ngày 2.11, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia do ông Phạm Lê Phú, Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia dẫn đầu về việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng Trạm biến áp 220KV và đường dây 220 KV mạch kép đấu nối Trạm biến áp 220 KV huyện Bắc Quang.

03/11/2017