Thủ đô của Đan Mạch an toàn nhất thế giới

07:57, 22/09/2021

Đây là bảng xếp hạng 60 thành phố, đánh giá các chỉ số trên 5 lĩnh vực bao gồm: an ninh kỹ thuật số, sức khỏe, cơ sở hạ tầng, cá nhân, cũng như an ninh môi trường.

Cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist vừa công bố bảng xếp hạng "Chỉ số thành phố an toàn năm 2021". Năm nay, thủ đô Copenhagen của Đan Mạch đứng đầu danh sách trên với số điểm 82,4/100.

Theo thị trưởng Copenhagen, một trong những yếu tố quan trọng khiến Copenhagen trở thành một thành phố an toàn là tỷ lệ tội phạm thấp, hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Thành phố chú trọng đến việc can thiệp sớm với các sáng kiến phòng ngừa.

Ngoài ra, Copenhagen cũng nổi bật bởi tính gắn kết xã hội cao và khoảng cách giàu nghèo tương đối nhỏ.

Cùng nằm trong top 5 các thành phố an toàn nhất thế giới còn có Toronto, Singapore, Sydney và Tokyo.

Theo vtv.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Châu Á vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Philippines, Iran, Thái Lan vẫn là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này. Tính đến sáng nay, thế giới ghi nhận hơn 229 triệu ca nhiễm do COVID-19, trong đó có hơn 4,7 triệu trường hợp tử vong do đại dịch. Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19, với tổng số ca mắc mới hàng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác.

21/09/2021
Châu Á ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới

Tính đến sáng nay, thế giới đã ghi nhận 228,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 4,6 triệu trường hợp tử vong. Châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất. Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại đây chiếm 1/5 tổng số ca trên thế giới, trong khi số ca tử vong chiếm hơn 1/7 thế giới. Ấn Độ ghi nhận nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới (33.417.390 ca), tuy nhiên Brazil có số ca tử vong cao thứ hai thế giới (589.744 ca). 

19/09/2021
Chủ động trước chiến lược đưa châu Á trở thành địa chính trị hàng đầu

BHG - Người ta ví châu Á đầu thế kỷ XXI khá giống với nước Mỹ đầu thế kỷ XX, một gã khổng lồ về kinh tế nhưng có vị thế chính trị nhỏ bé hơn nhiều. Nhưng đến cuối thế kỷ XX Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 thế giới. Qua thời gian 1/5 của thế kỷ XXI, siêu cường Mỹ nhận ra Trung Quốc đã thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang hướng tới nắm quyền lực cao hơn trên vũ đài quốc tế, thậm chí đe dọa ví trí số 1 của Mỹ.

18/09/2021
Bộ Thương mại Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập CPTPP

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào đã gửi đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tới Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O'Connor.

17/09/2021