Tạo sinh kế bền vững cho người dân Sơn Vĩ

15:51, 15/05/2024

BHG - Đời sống của bà con dân tộc thiểu số, bộ mặt nông thôn tại xã biên giới Sơn Vĩ (Mèo Vạc) ngày càng khởi sắc. Thành quả đó chính là kết quả từ những chính sách hỗ trợ trong phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước và sự nỗ lực của chính quyền địa phương.

Xã Sơn Vĩ có 19 thôn, trong đó có 9 thôn giáp biên với hơn 1.300 hộ, trên 7.800 nhân khẩu, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Địa hình chia cắt, chủ yếu là núi cao, vực sâu, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế. Chính vì vậy, để nâng cao đời sống của người dân, xã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn vốn, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và tỉnh. Đặc biệt là triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Ông Giàng Chứ Sình, thôn Lẻo Chá Phìn B, xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc) chăm sóc đàn bò.
Ông Giàng Chứ Sình, thôn Lẻo Chá Phìn B, xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc) chăm sóc đàn bò.

Gia đình ông Giàng Chứ Sình, thôn Lẻo Chá Phìn B là một trong 20 hộ đang được thụ hưởng dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện dự án này, mỗi gia đình được hỗ trợ 18,4 triệu đồng mua bò sinh sản. Khi được thông báo nằm trong đối tượng thụ hưởng, ông đã trồng thêm 0,5 ha cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi, chuồng trại cũng được tu sửa lại. Ông Sình chia sẻ: “Từ khi được hỗ trợ bò, gia đình tôi tập trung chăm sóc tốt để bò sinh trưởng, phát triển tốt, sớm sinh bê con. Tôi hy vọng đây sẽ là điều kiện giúp gia đình thoát khỏi hộ nghèo trong năm tới”.

Cũng là hộ nghèo được tham gia dự án, gia đình bà Già Thị Già được hỗ trợ 18,4 triệu đồng, cùng với vốn đối ứng, bà mua được một con bò, đến nay đã sinh sản được 1 con bê. Thêm con giống, gia đình có động lực làm ăn, phát triển đàn bò tăng thu nhập, kinh tế cũng đã có sự đổi thay đáng kể. Bà Già cho biết: “Dự án đã tạo cơ hội để những hộ nghèo, cận nghèo như chúng tôi từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Cảm ơn Đảng, Chính phủ đã quan tâm đến người dân nghèo vùng cao”.

Theo lãnh đạo xã Sơn Vĩ, để mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai thực hiện hiệu quả, chính quyền xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách và phải thường xuyên theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện mô hình. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ người dân theo hướng “cầm tay chỉ việc” để người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ chương trình. Nhờ vậy, từ khi triển khai đến nay, 70% số bò sinh sản của các hộ gia đình đã sinh được bê con, gia súc của các gia đình hiện nay đang phát triển tốt.

Có thể khẳng định, dự án chăn nuôi bò sinh sản tại xã Sơn Vĩ đã góp phần hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế gia đình. Qua thực hiện mô hình đã nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương.

Bài, ảnh: Hà Linh (Mèo Vạc)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dịch vụ môi trường rừng giữ rừng thêm xanh
BHG - Giai đoạn 2017 – 2023, các cộng đồng dân cư, tổ chức và hộ gia đình trên địa bàn huyện Yên Minh được chi trả gần 50 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) để quản lý, bảo vệ hàng chục nghìn ha rừng. Nguồn kinh phí DVMTR đã góp phần giữ rừng thêm xanh trên Cao nguyên đá.
14/05/2024
Lùng Vài - bản chè cổ bên thành phố
BHG - Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang chừng 13 km, thôn Lùng Vài, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là một thôn vùng cao nhận được nhiều ưu đãi của thiên nhiên. Với cảnh vật tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và những quần thể ruộng bậc thang gắn với đời sống bao đời của người dân Lùng Vài. Nơi đây còn được biết đến như một vùng nguyên liệu chè chất lượng, với nhiều cây chè Shan tuyết cổ thụ có hình dáng đẹp, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
14/05/2024
Nông dân huyện Xín Mần thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân
BHG - Hiện nay, diện tích lúa vụ Đông - Xuân các xã phía Nam của huyện Xín Mần đang chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch, chuẩn bị cho sản xuất vụ Mùa.
13/05/2024
Tín chỉ các-bon rừng, cơ hội và thách thức cho ngành Lâm nghiệp
BHG - Tín chỉ các - bon (carbon) là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2. Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997.
13/05/2024