Khơi thông nguồn vốn đầu tư toàn xã hội

10:41, 10/01/2024

BHG - Nhằm thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, chương trình trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, năm 2023, tỉnh ta ưu tiên huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tập trung cho phát triển hạ tầng KT – XH, đặc biệt là triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, có tính kết nối lan tỏa, giao thông đối ngoại; hướng đến mục tiêu cuối cùng nâng cao đời sống người dân.

Tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành thực hiện các văn bản, kế hoạch, chỉ thị của T.Ư, của tỉnh về đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023; ban hành 22 văn bản chỉ đạo; tổ chức các hội nghị trực tuyến; 8 phiên họp với các chủ đầu tư có số vốn lớn từ 200 tỷ đồng trở lên; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, bám sát kế hoạch triển khai thực hiện. Thành lập các tổ công tác thúc đẩy, kiểm tra, đôn đốc; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, thủ tục đầu tư, đảm bảo nguồn nguyên vật liệu xây dựng các dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện và giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2023.

Tuyến đường Bắc Quang - Xín Mần được cải tạo, nâng cấp góp phần thúc đẩy KT - XH các huyện phía Tây của tỉnh.
Tuyến đường Bắc Quang - Xín Mần được cải tạo, nâng cấp góp phần thúc đẩy KT - XH các huyện phía Tây của tỉnh.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lương Văn Đoàn cho biết: Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, năm 2023 tỉnh ta đã sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng 10,85% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 7.574 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ; vốn ngoài nhà nước trên 7.477 tỷ đồng, giảm 7,87% so với cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 26,34 tỷ đồng, tăng 52,1%. Các chủ đầu tư nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, cam kết tiến độ giải ngân; tập trung nhân lực, phương tiện, trang thiết bị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh, trọng điểm và dự án thuộc chương trình phục hồi phát triển KT – XH, như: Khởi công dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang; dự án cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh; dự án đập dâng nước tạo cảnh quan trung tâm thành phố Hà Giang; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2 và xây dựng cầu mới nối với đường vành đai phía Nam thành phố Hà Giang; cải tạo, nâng cấp đường Minh Ngọc – Mậu Duệ (ĐT.176B); nâng cấp, cải tạo đường Bắc Quang – Xín Mần (ĐT.177); cải tạo, nâng cấp đường Yên Bình - Cốc Pài (ĐT.178); cải tạo, nâng cấp ĐT.183…

Để nguồn vốn đầu tư toàn xã hội phát huy hiệu quả, thực sự tạo “cú hích” cho phát triển KT – XH và bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch, tỉnh ta thường xuyên rà soát, điều chỉnh nguồn vốn của các dự án chậm giải ngân cho các dự án giải ngân tốt. Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, quản lý dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2024. Ước hết năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công (bao gồm cả kế hoạch vốn kéo dài thời gian thực hiện năm 2022 sang 2023) đạt trên 7.620 tỷ đồng/8.377 tỷ đồng, đạt 90,96% kế hoạch; nếu không tính giải ngân nguồn thu sử dụng đất tỉnh giao tăng và giao tăng nhiệm vụ thu đạt 7.620 tỷ đồng/7.836 tỷ đồng, đạt 97,23% kế hoạch.

Nhà thầu thi công huy động máy móc phấn đấu hoàn thành rải cấp phối đá răm toàn tuyến ĐT.177 trước Tết Nguyên đán 2024.
Nhà thầu thi công huy động máy móc phấn đấu hoàn thành rải cấp phối đá răm toàn tuyến ĐT.177 trước Tết Nguyên đán 2024.

Theo tìm hiểu, năm 2023 trên địa bàn tỉnh có 7 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện đảm bảo đúng hiệp định đã ký, các quy định của pháp luật và kế hoạch hoạt động được duyệt. Các đơn vị liên quan chủ động phối hợp, trao đổi, thống nhất với các nhà tài trợ nước ngoài tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Vận động mới 3 dự án sử dụng vốn vay ODA; trong đó, có 1 dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Phê duyệt mới 12 dự án với tổng vốn đầu tư trên 65 tỷ đồng; tiếp tục quản lý 5 dự án chuyển tiếp từ năm 2022 với tổng vốn trên 14 tỷ đồng. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, chăm sóc sức khỏe trẻ em; nước sạch vệ sinh môi trường; bảo tồn động vật... tại địa bàn các xã nhiều khó khăn.

Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2024. Thực hiện đúng các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước theo Luật Đầu tư công. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng; tổ chức thực hiện dự án. Gắn tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được giao vốn. Rà soát, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, hạ tầng chiến lược; sớm hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu quả đầu tư của các dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển KT – XH, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân.

“Tỉnh tập trung huy động các nguồn lực xã hội hóa, kêu gọi nguồn vốn ODA, NGO; hoàn thiện kết cấu hạ tầng để nâng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp. Thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng vào thực hiện các dự án về đô thị, du lịch, dịch vụ... Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm khơi thông nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững” – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lương Văn Đoàn cho biết thêm.

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu nông dân giàu có, nông thôn văn minh

BHG - Việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về: Xây dựng Nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường nông thôn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.

09/01/2024
Hồ treo – nguồn sống của đồng bào trên miền đá Mèo Vạc

BHG - Đến huyện vùng cao Mèo Vạc, không khó để bắt gặp những hồ chứa nước, hay còn gọi là hồ treo được đầu tư xây dựng ở các thung lũng. Những hồ treo này có chức năng tích nước, dự trữ và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, trở thành nguồn sống đối với đồng bào nơi đây. Để được sử dụng hiệu quả, công tác quản lý, khai thác, sử dụng các công trình này luôn được huyện đặc biệt quan tâm.

09/01/2024
Tiềm năng từ mô hình nuôi giun quế ở Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 313

BHG - Giun quế (hay trùn quế) là loại giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp ở nước ta với quy mô vừa và nhỏ. Đây là loại giun mắn đẻ, dễ nuôi, dễ nhân rộng và có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, mô hình phát huy hiệu quả khi áp dụng vào các quy trình chăn nuôi khép kín. Nắm bắt được ưu điểm đó, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 313, Quân khu 2 đã khảo sát một số mô hình nuôi giun quế hiệu quả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, sau đó áp dụng nuôi thử nghiệm, bước đầu đã thu được kết quả tích cực.

09/01/2024
Đồng Văn xây dựng những khu dân cư kiểu mẫu

BHG - Nhằm tạo bước phát triển mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt tạo diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp, an toàn, góp phần hiện thực hóa các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới, huyện Đồng Văn đã triển khai thí điểm xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu tại 6 thôn của 6 xã trên địa bàn huyện. Sau 1 năm triển khai thực hiện đã tạo sự lan tỏa lớn, đặc biệt nhận được sự tham gia tích cực của chính người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

08/01/2024