Quỹ phát triển thôn phát huy hiệu quả trong hỗ trợ sản xuất tại chỗ ở Xín Mần

08:48, 02/08/2017

BHG-Theo báo cáo của UBND huyện Xín Mần cho biết, tính đến ngày 10.4.2017, nguồn Quỹ phát triển thôn (QPTT) tại các xã, thị trấn đã giải ngân cho vay phát triển sản xuất là 13.151,42 triệu đồng với 3.237 hộ được vay vốn làm ăn. Hiện nay, nguồn QPTT vẫn sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu vay vốn của nhà nông bất cứ lúc nào khi có nhu cầu phát triển sản xuất.

Từ việc gom những đồng “tiền lẻ” ...

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Bùi Minh Hiệu cho biết: Phần lớn nguồn tiền có được từ các QPTT hiện nay đều hình thành từ các đồng “tiền lẻ” được giữ lại từ các khoản chi. Trong đó có tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính sách bảo vệ rừng (những diện tích khoach nuôi, bảo vệ rừng tập thể), tiền miễn trừ thuỷ lợi phí, tiền bảo vệ đất lúa, tiền hỗ trợ thiên tai và một số tiền trích ra từ lợi ích của Chương trình 30a, 135. Ngoài ra là các loại tiền phát động quyên góp từ người dân, các tổ chức chính trị, xã hội để hình thành QPTT. Đây là cách làm được thống nhất trong Thường trực, Thường vụ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong huyện. Vì cho rằng, các loại tiền chi trả từ ngân sách Nhà nước cho từng người dân mỗi món có vài ba chục, tới trăm ngàn sẽ không làm được gì và cũng không mang lại hiệu quả gì đáng kể trong công tác xoá đói, giảm nghèo. Còn nếu “đem gom” tất các các loại tiền chi trả nêu trên mỗi thứ một ít sẽ thành các món tiền lớn để hỗ trợ phát triển sản xuất. Tính đến đầu tháng 4.2017, nguồn QPTT của Xín Mần là 23.322,99 triệu đồng. Đây là nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp phát triển sản xuất tại các thôn bản hiện nay. Nguồn vốn này đã và đang mang lại lợi ít lớn hơn trong công tác xoá nghèo hiện nay.

Người dân Cốc Pài (Xín Mần) phát triển chăn nuôi bò nhờ nguồn quỹ hỗ trợ cho vay lãi suất thấp.                                                 Ảnh: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Người dân Cốc Pài (Xín Mần) phát triển chăn nuôi bò nhờ nguồn quỹ hỗ trợ cho vay lãi suất thấp. Ảnh: NGUYỄN MẠNH HÙNG

... đến hiệu quả của QPTT:

Chủ tịch UBND xã Nà Chì, Hoàng Thanh Đại cho biết: Nguồn QPTT đã hỗ trợ trực tiếp hộ có nhu cầu vay mua giống, phân bón hay gia súc, gia cầm nuôi đơn giản, nhanh chóng nhất. Bà con thôn Bản Bó, xã Nà Chì lại ví QPTT như một món nguồn lực “4 tại chỗ” để ứng cứu và thúc đẩy sản xuất. Vì rằng, chỉ cần người dân có nhu cầu vay vốn sản xuất là được Quỹ hỗ trợ cho vay tức thì. Điều kiện vay vốn do nhân dân trong thôn bình chọn. Mọi thủ tục hành chính đều nhờ vào lòng tin của người sản xuất và sự giám sát trực tiếp của mỗi người dân tại thôn bản. Thời gian cho vay quy định: Vay trồng ngô, lúa là 6 tháng, lượng vốn vay tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất. Vay nuôi lợn là 1 năm, lượng vốn vay tối đa 10 triệu đồng/lần vay. Vay nuôi trâu, bò là 3 năm, vốn được vay tối đa 10 triệu đồng/lần vay. Mức lãi suất tối đa không vượt quá lãi vay của Ngân hàng CSXH. Sau mỗi vụ thu hoạch, hoặc sau mỗi kỳ xuất bán gia súc, gia cầm người vay vốn trực tiếp trả lại tiền Quỹ, cộng lãi đã vay. Nếu có rủi ro, người vay vốn sẽ được hoãn trả nợ và kéo dài thời gian trả nợ để khôi phục sản xuất...

 Trưởng phòng NN & PTNT huyện Xín Mần, Ngô Văn Tăng cho biết: Số tiền QPTT tính đến đầu tháng 4.2017 là trên 23.086 triệu đồng. Số tiền lãi cho vay thu được là 214,59 triệu đồng. Hiện tại, nguồn QPTT đã cho vay sản xuất là 3.237 hộ. Số tiền đã giải ngân là 13.151,42 triệu đồng. Trong đó, số hộ vay vốn chăn nuôi là 2.198 hộ, số hộ vay trồng trọt là 1.039 hộ. Thực tế kiểm tra cho thấy, nguồn QPTT được sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả tốt và gần như không có thất thoát.

Qua thực tế triển khai sản xuất cho ta bài học quý là: Vốn tại chỗ, hình thức vay đơn giản, kịp thời đã giúp người dân hoàn toàn chủ động sản xuất. Nguồn QPTT do người dân trong thôn tự chủ bình chọn cho vay. Do đó, mọi người dân có nhu cầu sản xuất và có phương án, kế hoạch làm ăn hiệu quả đều được tiếp cận nguồn vốn một cách bình đẳng, không nảy sinh phiền hà. Dưới sự giám sát tại chỗ của người dân trong thôn nên ít xảy ra thất thoát vốn đã cho vay. Quá trình thu gom “tiền lẻ” thành nguồn vốn dần lớn để hỗ trợ phát triển sản xuất tại chỗ ở Xín Mần hiện nay là bài học cần được đánh giá thực tiễn để nhân rộng cách làm hỗ trợ tích cực cho sản xuất phát triển.

NGUYỄN HÙNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh kiểm tra tiến độ xây dựng khu trung tâm Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

BHG - Ngày 29.7, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi kiểm tra tiến độ xây dựng khu trung tâm Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, lãnh đạo huyện Vị Xuyên.

29/07/2017
Ra mắt 8 tổ vay vốn ở xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang)

BHG - Ngày 28.7, tại Hội trường UBND xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang), Phòng Giao dịch Gia Tự thuộc Chi nhánh Agribank huyện Bắc Quang phối hợp với Hội Nông dân xã Vĩnh phúc tổ chức lễ ra mắt 8 Tổ vay vốn tại xã Vĩnh Phúc. Đây là các Tổ vay vốn đầu tiên được thành lập sau khi thỏa thuận liên ngành số 415 giữa Hội Nông dân tỉnh và Agribank tỉnh được ký kết. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Agribank tỉnh Hà Giang; đại diện Hội Nông dân tỉnh; tổ trưởng và tổ phó các tổ vay vốn trên địa bàn.

29/07/2017
Ngành Công thương, những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm

BHG - Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017 ngành Công thương tiếp tục duy trì, phấn đấu đạt và vượt những chỉ tiêu, định mức mà tỉnh giao cho ngành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động; góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH chung của tỉnh nhà.

28/07/2017
Duy tu, nâng cấp các tuyến đường phục vụ sự phát triển của Công viên đá

BHG - Những năm qua, thực hiện các tiêu chí, khuyến nghị của chuyên gia Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (CVĐCTC); tỉnh ta đã luôn quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ bảo tồn, và phát triển CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn. Một trong những vấn đề được tỉnh quan tâm là củng cố, phát triển hệ thống giao thông. 

28/07/2017