Đồng Văn quan tâm phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

07:42, 10/07/2014

HGĐT- Cùng với việc xác định lấy nông nghiệp, phát triển du lịch là trọng tâm; thời gian qua, huyện Đồng Văn đặc biệt quan tâm, chú trọng tới việc khai thác các lợi thế tiềm năng của địa phương trong việc mở rộng các ngành nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN), bước đầu đã tạo chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.



          Khai thác vật liệu xây dựng tại thôn Lao Sa, xã Sủng Là (Đồng Văn).


Tìm hiểu sự phát triển của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện những năm gần đây, đồng chí Nguyễn Trung Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết: Là huyện vùng cao núi đá, những năm trước đây, hầu hết các sản phẩm TTCN phục vụ đời sống, sản xuất của bà con nơi đây chủ yếu nhập từ miền xuôi lên; không ít các mặt hàng chất lượng không đảm bảo mà còn không phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương... Được sự quan tâm của Nhà nước cũng như cấp ủy, chính quyền các cấp về chính sách hỗ trợ, đầu tư cho vay vốn để khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN của địa phương và hướng tới sản xuất hàng hoá; đến năm 2014, trên địa bàn huyện đã có gần chục cơ sở rèn, đúc; 7 cơ sở sản xuất gạch bê - tông, khai thác vật liệu xây dựng; 3 cơ sở chế biến chè. Hàng năm cung cấp cho thị trường trong huyện khoảng hơn 200.000 sản phẩm dao, búa, lưỡi cày, cuốc các loại; khoảng trên 2 triệu viên gạch bi và 800.000 m3 vật liệu xây dựng như đá hộc, bột đá và 1.050 kg chè thành phẩm..., các sản phẩm trên đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Ngoài các sản phẩm trên, người dân trong huyện còn sản xuất được hàng nghìn sản phẩm mây, tre đan; quần, áo dân tộc; rượu ngô 100.000 lít, mật o­ng 20.000 lít và khoảng trên 2.000 kg thịt bò, lợn treo. Có thể khẳng định: Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề, TTCN trên địa bàn huyện vài năm gần đây ở Đồng Văn không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của người dân trong huyện mà còn tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ đời sống nhân dân và xuất ra thị trường ngoài huyện. Có được kết quả trên, không thể không nói đến sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách. Đặc biệt là sự phối hợp giữa huyện với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện trong việc cho các hộ, cơ sở sản xuất vay vốn để phát triển sản xuất đa ngành nghề với mức hỗ trợ hợp lý, tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề TTCN trong những năm qua trên địa bàn huyện đã thu hút hàng trăm lao động, hàng năm giá trị sản xuất trên lĩnh vực này đã đóng góp không nhỏ trong phát triển KT - XH của địa phương và tạo ra nguồn động lực tích cực cho tiến trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Song với lợi thế, tiềm năng, nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào thì vẫn chưa phát huy hết thế mạnh. Các cơ sở rèn, đúc chủ yếu tập trung ở các xã Hố Quáng Phìn, Tả Lủng, thị trấn Phố Bảng; sản xuất gạch, vật liệu xây dựng ở thị trấn Đồng Văn, Lũng Phìn, Sủng Là, Lũng Táo, Thài Phìn Tủng; sản xuất Khèn, quần áo dân tộc, mây tre đan ở Hố Quáng Phìn, Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng là chủ yếu. Các sản phẩm làm ra chưa nhiều, không có tính cạnh tranh cao; một số làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn chưa thực sự chủ động trong sản xuất, làm ăn thụ động, chưa theo kịp với qúa trình chuyển biến của nền kinh tế thị trường.


Trong những năm tới, huyện Đồng Văn tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khôi phục cũng như phát triển các ngành nghề TTCN như: Rèn, đúc các sản phẩm nông cụ; chế biến nông sản, sản xuất các mặt hàng may mặc; mây, tre đan; sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng và ưu tiên đầu tư, vốn vay cho các địa phương có nhiều cơ sở, hộ gia đình làm nghề TTCN nhằm quy hoạch và xây dựng thành những làng nghề tập trung; hướng các thành phần kinh tế tập thể phát triển bền vững, tạo nhiều ngành ghề, việc làm mới cho người lao động. Phấn đấu đến hết năm 2015, giá trị sản xuất TTCN đạt 395 tỷ đồng, các sản phẩm TTCN của huyện không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện mà sẽ là những mặt hàng có giá trị hàng hoá trên thị trường trong và ngoài tỉnh.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất bền vững ở Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản
HGĐT- Đầu tư chiều sâu vào công nghệ tiên tiến để hướng tới nền sản xuất “sạch” bền vững, là những việc Công ty Cổ phần Cơ khí & Khoáng sản Hà Giang đang làm bấy lâu nay.
10/07/2014
Vụ mùa ở Quang Bình
HGĐT- Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất. Hiện cơ quan chuyên môn
09/07/2014
Vì sao các doanh nghiệp thủy điện chậm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng
HGĐT- 84.554 hộ dân tham gia bảo vệ trên 180 nghìn ha rừng thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện đã góp phần điều tiết, cung cấp nước sản xuất điện với sản lượng mỗi năm hàng tỷ KWh, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các công ty sản xuất điện lại nợ của người dân gần 34 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), ảnh hưởng đến quyền lợi hàng chục nghìn hộ dân cung
09/07/2014
Đầu tư trên 1,5 nghìn tỷ đồng trồng cây cao su
HGĐT- Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, đây là một trong số rất ít dự án đầu tư vào địa bàn
09/07/2014