Sản xuất công nghiệp:

“Gồng mình” trong những tháng cuối năm

10:34, 29/07/2008

(HGĐT)- 353,2 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp đạt được trong 6 tháng đầu năm là sự nỗ lực rất lớn trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, mới chỉ đạt 46,2% kế hoạch năm. Những tháng cuối năm, các lĩnh vực hoạt động của ngành công nghiệp phải “gồng mình”, tăng tốc làm ra trên 400 tỷ đồng để đạt được kế hoạch năm.


Nhiều chỉ tiêu đạt…thấp


Năm 2008, trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh ta xác định mục tiêu phấn đấu đạt giá trị sản xuất 765 tỷ đồng. Đây là giá trị sàn chúng ta phải đạt được để góp phần cùng các lĩnh vực khác đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trên 13%, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 26%, Thương mại - Dịch vụ 38% và Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm 36%. Chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra cho lĩnh vực công nghiệp cao nhất từ trước đến nay nhưng không phải khó thực hiện. Bởi lẽ sau nhiều năm thực hiện các chính sách từ quy hoạch, thu hút đầu tư…đã có hàng loạt các nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất công nghiệp được hình thành đi vào hoạt động. Tuy chưa có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp chuyên sâu, chưa làm ra nhiều dòng sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường nhưng giá trị kinh tế do hoạt động công nghiệp mang lại có tác động rất lớn đến thành quả chung. Thế nhưng, có nhiều yếu tố chúng ta không lường hết đó là giá cả đầu vào cho sản xuất biến động quá lớn, chi phí làm ra 1 sản phẩm tăng rất nhiều, còn giá đầu ra của một số sản phẩm công nghiệp tăng không đáng kể. Những khó khăn này dồn lên vai doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến công nghiệp hoạt động cầm chừng, giá trị sản xuất không lớn.

    


Trong bộn bề khó khăn đó, chúng ta vẫn lạc quan, tin tưởng khi giá trị sản xuất công nghiệp thực tế đạt gần 353,2 tỷ đồng, tuy chỉ đạt 46,2% kế hoạch năm nhưng lại tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, công nghiệp chế biến tăng 40,2%, công nghiệp khai thác mỏ tăng 54,3%. Một số sản phẩm tăng cao như Angtimon tăng 36%, Mangan 132,6%, quặng sắt 103%, lắp ráp ô tô 93,7%...so với cùng kỳ 2007. Tuy nhiên, ngược lại với sự tăng trưởng trong từng lĩnh vực của ngành công nghiệp, nhiều chỉ tiêu ở từng lĩnh vực lại đạt rất thấp. Cụ thể, đối với sản phẩm chè, kế hoạch giao 8.500 tấn/năm nhưng hết 6 tháng cũng chỉ đạt 2.981 tấn, đạt gần 35,1%; giấy bột các loại sản xuất được 4.185/12.500 tấn/kế hoạch năm, đạt 33,5%; chì - kẽm sản xuất được 1.997/15.000 tấn, đạt khoảng 13,3% kế hoạch; quặng sắt tuyển được 18.017/110.000 tấn, đạt 16,4% kế hoạch; Mangan 7.466/30.000 tấn, đạt 24,9% kế hoạch... Các chỉ tiêu sản xuất này có tác động rất lớn đến sự phát triển chung trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh. Trong 6 tháng qua, ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng rất mạnh, tổng giá trị sản xuất đạt gần gần 255 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị toàn ngành sản xuất công nghiệp. Nếu trong các lĩnh vực khác, chỉ tiêu sản xuất cũng đạt theo đúng tiến độ đề ra thì sẽ là động lực đưa ngành công nghiệp về đích sớm.


“Gồng mình” tăng tốc


6 tháng đầu năm qua đi, nhiều lĩnh vực đạt chỉ tiêu rất cao và có thể “đủng đỉnh” tiến về, vượt đích trong 6 tháng còn lại. Nhưng ngành công nghiệp lại phải “gồng mình” tăng tốc để làm ra trên 400 tỷ đồng. Có đạt được con số đó thì ngành công nghiệp mới đạt giá trị sản xuất theo kế hoạch đặt ra 765 tỷ đồng, một số lĩnh vực phải chạy “Việt dã” gấp 2-3 lần so với 6 tháng đầu năm. Cụ thể đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến chè cần phải huy động nội lực của tất cả các vùng chuyên canh chè để làm ra 5.519 tấn chè, gấp khoảng 1,9 lần so với 6 tháng qua; sản xuất gạch phải đạt trên 35.864 viên thì mới hoàn thành kế hoạch giao 64,5 nghìn viên; khoáng sản Mangan phải tuyển được 22,5 nghìn tấn, gấp 3 lần số lượng sản xuất của 6 tháng đầu năm… Tuy nhiên thời gian tới, hoạt động khai thác khoáng sản sẽ gặp khó khăn. Bởi lẽ ngày 18.6 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 08/2008/TT-BCT hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản. Theo đó, khoáng sản chỉ được xuất khẩu khi khai thác từ các mỏ, điểm mỏ không nằm trong quy hoạch cân đối phục vụ hoạt động chế biến sâu trong nước. Và các mỏ, điểm mỏ chì - kẽm, sắt, Mangan của tỉnh ta nằm trong quy hoạch cân đối phục vụ hoạt động chế biến sâu trong nước. Như vậy, sản phẩm khoáng sản trên do các doanh nghiệp đóng trên địa bàn làm ra chỉ được bán trong nước. Trong khi đó, các nhà máy luyện kim chưa nhiều nên rất dễ dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, giá quặng rẻ…thực trạng này sẽ dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động rất cầm chừng.


Tìm hiểu hoạt động ở một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho thấy, sản lượng làm ra từ đầu năm đến nay rất thấp, do vẫn còn đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng, vừa sản xuất, vừa đầu tư dây chuyền công nghệ, sản phẩm làm ra không ổn định. Chẳng hạn như Công ty TNHH Phả Lại, sau 1 thời gian gián đoạn, công ty quyết định đầu tư dây chuyền tuyển quặng Mangan hiện đại với công suất 25-30 nghìn tấn tinh quặng/năm nhưng đến thời điểm hiện tại nhà máy tuyển Mangan mới vừa hoàn thành việc đầu tư, sản phẩm cho ra chưa nhiều và nếu không được xuất khẩu thì việc thu hồi vốn và duy trì hoạt động rất khó khăn. Đối với nhà máy tuyển chì - kẽm của Công ty Cổ phần Công nghệ TNMT Hoàng Bách từ đầu năm đến nay hoạt động cũng không được liên tục, sản phẩm làm ra công ty xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. Tính bình quân mỗi tháng, chi phí tiền lương cho hơn 300 công nhân, tiền điện, xăng, dầu, vật liệu nổ công nghiệp…mất khoảng 5 tỷ đồng. Trong khi chưa xây dựng được nhà máy luyện thì giải pháp duy nhất là phải xuất khẩu khoáng sản để lấy tiền đầu tư cho sản xuất… Cái yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của tỉnh ta cũng như nhiều địa phương khác là chưa xây dựng được nhà máy luyện, chế biến sâu mà chủ yếu là tuyển sau đó xuất khẩu thô nên giá thành sản phẩm không cao. 


Nhìn tổng thể những khó khăn rồi sẽ qua khi tỉnh chủ trương tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang. Hoàn thành GPMB chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy luyện thép, nhà máy đá xẻ ốp lát trong KCN Bình Vàng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án thuỷ điện, khai thác chế biến khoáng sản đã được cấp giấy phép. Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ giai đoạn II và 2 dự án thuỷ điện theo vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Thủy Điển (thuỷ điện Thượng Sơn - Vị Xuyên và Tiên Nguyên - Quang Bình). Lập quy hoạch các loại khoáng sản Bauxit, thiếc, Volfram trên địa bàn tỉnh.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ động đối phó với mưa lũ
(HGĐT)- Theo số liệu tổng hợp của Sở GT-VT, mùa mưa bão năm 2007, mưa lũ đã làm sạt lở trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; nhiều hệ thống đường huyện, liên xã, liên thôn bị phá huỷ. Các tuyến Quốc lộ 279, Quốc lộ 34, đường Bắc Quang- Xín Mần, đường Minh Ngọc-Mậu Duệ (Yên Minh) bị sạt lở ta luy dương với khối lượng đất, đá ước tính trên 600 nghìn m3, gây ách tắc giao thông.
28/07/2008
Hoạt động của các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên
(HGĐT)- Với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tạo nguồn hàng hoá lớn cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày một tăng của người dân, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp (TTCN), với đa dạng các loại hình sản xuất, đa ngành, đa nghề và đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động,
28/07/2008
Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Mê
(HGĐT)- Huyện Bắc Mê có tổng diện tích tự nhiên 83.824 ha, trong đó đất nông nghiệp là 54.680,14 ha, chiếm 65,2%, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 64 ha. Huyện có địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều sông, suối nhỏ, đặc biệt huyện nằm trong vùng lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang với diện tích mặt hồ khoảng 1.250 ha thuộc địa bàn 6 xã: Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông,
25/07/2008
Công ty Cổ phần Giấy Hải Hà: Khẳng định bước phát triển bền vững
(HGĐT)- Vốn đầu tư giai đoạn 1 đã đạt trên 32 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy. Vốn đầu tư tiếp theo để hình thành một vùng nguyên liệu ổn định trên 30.000 ha cũng đã được tỉnh phê duyệt. Đi kèm theo là một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản đã từng bước đáp ứng quá trình sản xuất... Công ty Cổ phần Giấy Hải Hà thuộc khu cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc
25/07/2008