Mua hàng theo nhóm: Ai bảo vệ người tiêu dùng?

08:47, 22/11/2012
Mặc dù trang web nhommua đã hoạt động trở lại sau mấy ngày tạm ngừng giao dịch, nhưng sự cố này đã báo động một rủi ro nếu người tiêu dùng chót bỏ tiền mua phiếu mua hàng, liệu họ có mất tiền khi công ty cung cấp phiếu mua hàng gặp khó khăn về tài chính?.

Thủ tục đơn giản, thanh toán thuận tiện, lại được giảm giá, anh Trần Đức Anh đã có thói quen sử dụng dịch vụ mua hàng theo nhóm từ hai năm nay. Cách đây vài ngày, anh Đức Anh mới giật mình khi biết sự cố xảy ra với trang nhommua. Lục tìm trên các trang mua hàng theo nhóm tương tự về các điều khoản bảo vệ quyền lợi của người sở hữu phiếu mua hàng, anh càng giật mình hơn khi chẳng thấy mấy thông tin về vấn đề này. Anh Đức Anh nói: “Cũng không biết hỏi ai và trang web như nhommua xuất hiện thông tin không tốt thì mình không sử dụng dịch vụ của họ nữa”.
 
Không ít người sở hữu phiếu mua hàng như anh Đức Anh đã lo lắng khi một số đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ đã từ chối tiếp nhận phiếu mua hàng khi nhommua gặp sự cố. Đại diện nhà hàng Sumo BBQ cho biết, việc ngừng chấp nhập phiếu mua hàng là hành động tự vệ do lo ngại sẽ không được thanh toán nếu công ty nhommua gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, nhà hàng này đã lại chấp nhận phiếu mua hàng của nhommua ngay sau khi trang web nhommua tái hoạt động.
 
Về phía người tiêu dùng, với tất cả những gì họ có chỉ là một tờ phiếu có địa chỉ công ty cung cấp dịch vụ mua hàng, công ty đối tác, không có một dòng thông tin nào về việc họ sẽ phải tìm đến đâu nếu chẳng may công ty cung cấp dịch vụ mua hàng phá sản. Trong tương lai, nếu chẳng may có vụ việc xấu xảy ra, ai sẽ đứng ra đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng?.
 
Trên phương diện nào đó, phiếu mua hàng có thể coi như một hợp đồng kinh tế 3 bên bao gồm công ty kinh doanh phiếu mua hàng, công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Vậy khi công ty kinh doanh phiếu mua hàng không thể thực hiện được cam kết và đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa cũng từ chối, người tiêu dùng chẳng thể hiểu được bên nào sẽ đứng ra để đảm bảo quyền lợi cho họ.
 
Luật sư Nguyễn Chính, Văn phòng Luật hợp danh Nghiêm và Chính cho rằng: “Người tiêu dùng đối diện với nhiều rủi ro, không biết giao dịch với bên cung cấp và bên tiếp nhận như thế nào. Nếu có tranh chấp giữa hai bên thì người tiêu dùng thiệt đầu tiên, người tiêu dùng không biết tình trạng tài chính của bên bán phiếu mua hàng thế nào, nếu công ty đó phá sản thì người tiêu dùng cũng biết muộn hơn”.
 
Tại Việt Nam có cả trăm trang web mua hàng theo nhóm đang hoạt động, doanh số năm 2011 lên đến 700 tỷ đồng. Với hơn 1 triệu người sử dụng, hình thức mua hàng theo nhóm đang manh nha trở thành một xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không có các quy định quản lý phù hợp để bảo vệ quyền lợi của những người tham gia, thì hình thức tiêu dùng hiện đại này khó có thể phát triển bền vững.

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Windows Phone 8 ra mắt thị trường
Tiếp theo Windows 8, hôm 29/10 (giờ Mỹ), Microsoft chính thức giới thiệu Windows Phone 8 - phiên bản hệ điều hành điện thoại thông minh mới nhất của công ty.
31/10/2012
1.500 năm trước sóng thần từng xảy ra tại Thụy Sĩ
Gần 1.500 năm trước đây, một cơn sóng thần do lở đá đã quét qua khu vực hồ Geneva với một "bức tường" nước cao tới 13m.
30/10/2012
Kết quả kiểm tra các chợ biên giới, cửa khẩu, nội địa
HGĐT- Thực hiện Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 21.8.2012 của Ban chỉ đạo 127/ĐP-HG về việc kiểm tra hoạt động buôn bán và công tác quản lý tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ nội địa trên địa bàn tỉnh Hà Giang; tháng 10.2012, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm các ngành: Y tế, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Biên phòng, Công thương và Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường -
30/10/2012
Thị trường smartphone tăng trưởng vượt bậc
Theo thông cáo mới nhất từ IDC, quý 3/2012, thị trường điện thoại di động tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường smartphone chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với 45,3%.
29/10/2012