Giao dịch điện tử: Dấu hỏi về tính chuyên nghiệp

08:04, 31/07/2012
Thương mại điện tử đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nay và ngày càng gần gũi với người tiêu dùng. Thế nhưng tính chuyên nghiệp của hình thức này còn là dấu hỏi khi mà chất lượng hàng hóa và dịch vụ trong nhiều giao dịch chưa được đảm bảo.

Giao dịch điện tử: Dấu hỏi về tính chuyên nghiệp
Ảnh minh hoạ

Tận dụng sự bùng phát về mức độ sử dụng Internet, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng trang web, cung cấp thông tin và tạo môi trường mua bán trên mạng. Qua đó, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn mua sắm, bên cạnh các phương thức thương mại truyền thống.

Anh Nguyễn Quang Hòa là một người rất ưa chuộng hình thức mua sắm kiểu nhóm mua. Anh cho biết, đã có so sánh các web cung cấp thì thấy đa phần giá cả dịch vụ là hợp lý. Tuy nhiên, sự bùng phát thông tin đã dẫn đến nhu cầu chọn lựa và sàng lọc.
 
Trước vô vàn trang web cung cấp tiện ích thương mại điện tử, người tiêu dùng nhiều khi như đứng trước ma trận thông tin, họ phải kiêm vai trò kiểm định độ đáng tin của một doanh nghiệp thương mại điện tử, bởi khi xảy ra tranh chấp, phần thiệt luôn thuộc về người tiêu dùng.
 
Ông Cát Văn Khôi, Phó Chánh văn phòng Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho rằng: “Hiện nay hệ thống văn bản pháp lý về mua bán điện tử và bảo vệ người tiêu dùng khi xảy ra sự cố chưa bao quát hết được các tình huống, thế nên người dùng nên tìm hiểu uy tín của các doanh nghiệp thì sẽ mua được các sản phẩm tốt hơn”.
 
Sự cân bằng lợi ích của các bên tham gia giao dịch TMĐT vẫn chưa được đảm bảo. Trong giao dịch điện tử, người mua luôn phải tuân theo các hợp đồng mà họ hoàn toàn không có quyền thương lượng. Thực tế cho thấy, việc người Việt Nam chưa dám gửi gắm trọn niềm tin vào giao dịch điện tử không chỉ là thói quen hay tâm lý mà còn là doanh nghiệp cũng chưa tạo được niềm tin cho người sử dụng.
 
Anh Nguyễn Quang Hòa - nhân vật mà chúng tôi có đề cập ở trên chia sẻ: “Mình có mua 1 voucher vé xem phim ở Megastar giảm 40% trên một trang mua theo nhóm, khi đến nơi thì mới biết chỉ được ngồi vài hàng ghế đầu vậy mà họ không hề nói rõ. Một thời gian dài mình không quan tâm trang web đó nữa”...
 
Lừa đảo khi mua bán hàng qua mạng là cụm từ rất phổ biến ở Việt Nam trong vài năm qua. Có lẽ đã đến lúc đòi hỏi sự nỗ lực lớn hơn từ phía các nhà quản lý trong việc siết lại hình thức kinh doanh này, để thương mại điện tử thực sự là môi trường tiện ích, văn minh cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.      

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Muaban24 bị khai trừ khỏi Hiệp hội Thương mại điện tử
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ông Lê Danh Vĩnh vừa ký Quyết định chấm dứt tư cách hội viên với công ty cổ phần đào tạo Mua bán trực tuyến (Muaban24). Lý do được đưa ra là hoạt động kinh doanh của công ty thông qua website muaban24 gây tổn hại tới uy tín và vi phạm điều lệ của Hiệp hội.
27/07/2012
Sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau - nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái
HGĐT- Các loại rau được con người tiêu dùng gồm các nhóm: Rau ăn lá (bắp cải, xà lách...), rau ăn củ (su hào, cà rốt...), rau ăn quả (dưa chuột, ớt, bí ngô, đậu đỗ, cà chua...), rau ăn hoa (thiên lý, súp lơ...), rau ăn mầm (giá đỗ xanh, giá đỗ đậu tương...) và nhiều nhóm rau khác (sau đây gọi chung là rau quả).
26/07/2012
Google ra mắt ứng dụng phát hiện hàng giả
Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol vừa ra mắt dự án công nghệ mới, giúp người tiêu dùng phân biệt hàng giả, sử dụng ứng dụng được phát triển với sự hợp tác với “Gã khổng lồ tím kiếm” Google.
26/07/2012
Giải pháp thâm canh ngô ở các huyện vùng cao núi đá
HGĐT- Nhằm nâng cao năng suất, sản lượng ngô, đảm bảo an ninh lương thực đối với các huyện vùng cao núi đá của Hà Giang, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã triển khai thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất một số giống ngô tại các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang” do PGS.TS Hà Thị Thanh Bình làm Chủ
24/07/2012