Phục tráng giống lúa Nếp cái hoa vàng ở xã Quảng Nguyên

16:01, 29/09/2008

HGĐT- Nếp cái hoa vàng là giống nếp quý hiếm, hạt tròn, trắng và thơm ngon của bà con người Tày và người Nùng, chỉ có ở xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, đã và đang được người tiêu dùng trong huyện, tỉnhbiết đến, bởi giá trị và chất lượng của loại gạo đặc sản địa phương này.


Theo người già kể lại, Nếp cái hoa vàng là đặc sản của người Tày, xã Quảng Nguyên, được trồng từ lâu, chủ yếu là để làm lương thực theo hình thức tự cung cấp của người dân địa phương, sau đó lan rộng ra một số xã như: Nà Chì, Khuôn Lùng... nhưng nó lại không giữ được các đặc tính của giống như trồngtại địa phương. Cho đến nay, giốngnếp này tuy không được trồng nhiều, nhưng vẫn giữ được đặc trưng của giống là hạt tròn, rộng, thơm và ngon, ăn no không chán. Giống nếp này cũng được dùng nhiều vào các ngày lễ, tết của bà con địa phương. Tuy là giống đặc sản của địa phương nhưng hiện nay số hộ gieo trồng giống này trên địa bàn không nhiều và ngày càng bị mai một, có nguy cơ bịmất giống. Vụ mùa năm 2007 được sự nhất trí của BQL tỉnh, huyện, Ban quản lý Dự án phân cấp giảm nghèo xã Quảng Nguyên đầu tư xây dựng một mô hình thâm canh lúa Nếp cái tại xã với quy mô 0,3ha, có 3 hộ tham gia thực hiện tại thôn Tân Sơn và thôn Khâu Rom. Bằng biện pháp kỹ thuật “Cầm tay chỉ việc” cho người dân từ khâu chọn đất đến khâu gieo trồng và chăm sóc bảo vệ thăm đồng thường xuyên đến khi thu hoạch. Ban quản lý xã đã tiến hành tổ chức Hội nghị đầu bờ và cùng các hộ tiến hành gặt năng suất thực tế trên các cánh đồng, cho thấy năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha. Trước thực trạng trên, UBND huyện đã giao cho Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với UBND xã Quảng Nguyên tổ chức xây dựng mô hình thâm canh nhân rộng giống Nếp cái hoa vàng của xã Quảng Nguyên với quy mô 15 ha, nhằm phục tráng lại giống nếp này dần trở thành hàng hóa, tiến tới xây dựng thương hiệu cho loại gạo đặc sản thơm ngon này. Giống nếp này là giống dài ngày chỉ cấy được ở vụ mùa và những chân ruộng bậc thang chịu thâm canh, có thời gian sinh trưởng kéo dài từ 4,5-5 tháng. Từ các yếu tố trên và các yêu cầu thực tiễn, Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh cho giống lúa này, để trong quá trình thâm canh sao cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển giúp nâng cao năng suất và chất lượng hạt gạo, đồng thời phối hợp với UBND xã Quảng Nguyên và nhân dân trong xã mở rộng thêm nhiều diện tích giống Nếp cái trở thành vùng hàng hóa đặc trưng cho xã và trong khu vực vào những năm tiếp theo.


Nguyễn Hồng Trí (Trạm Khuyến nông Xín Mần)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhân lực CNTT: Yếu do chương trình đào tạo
Trong những năm gần đây, mặc dù số lượng cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) cũng như chỉ tiêu tuyển sinh trên toàn quốc ngành CNTT-TT tăng lên rất nhanh nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
29/09/2008
Đề tài ứng dụng chế phẩm kivica trên cây cam sành - kết quả bước đầu
HGĐT- Tỉnh ta có 4.078,4 ha cam, quýt và được trồng tập trung ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang và Vị Xuyên. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 2.637,7 ha, chủ yếu là Cam Sành, sản lượng quả hàng năm đạt gần 20 nghìn tấn. Trong những năm qua, cây cam có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển KT - XH, XĐGN ở địa phương.
26/09/2008
Internet và những tác động làm thay đổi tại Việt Nam
Từ khi chính thức đặt chân đến Việt Nam cách đây hơn 10 năm, Internet đã trở nên quen thuộc với mỗi người đến mức, nói đến vai trò của internet người ta cho rằng đó là nói về một câu chuyện quá cũ, một sự thật quá hiển nhiên. Nhưng chắc chắn rằng, internet sẽ vẫn tiếp tục mang đến những bất ngờ ngoài sức tưởng tượng.
26/09/2008
Ðẩy mạnh nghiên cứu khoa học về an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và nhạy cảm bởi nó liên quan đời sống hằng ngày của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là khi chúng ta đang mở cửa hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.
25/09/2008