Ý kiến người dân:

Mong muốn cán bộ làm việc phải vì lợi ích của nhân dân

18:20, 20/04/2012

HGĐT - Là huyện mới thành lập, Quang Bình đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có các vấn đề nhạy cảm về đất đai, đền bù, giải toả, giải phóng mặt bằng.


Cũng đã từng là điểm “nóng” trong công tác GPMB, cấp đất tái định cư và khiếu nại, khiếu kiện đông người kéo dài. Cụ thể: Ngày 2.7.2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã có Công văn số 3218 do Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển ký gửi Văn phòng Thủ Tướng kết quả kiểm tra của Bộ về việc khiếu nại của công dân Quang Bình về đất đai. Trên cơ sở đó Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ, Kiều Đình Thụ đã ký xác nhận đề nghị của Bộ Tài nguyên & Môi trường chuyển Công văn số 6189 ngày 8.9.2009 lên UBND tỉnh Hà Giang đề nghị xem xét giải quyết theo đúng luật những khiếu nại của các ông bà: Vũ Yến Vinh, Hoàng Quang Chài, Hoàng Thị Kim, cả thảy 9 đơn khiếu nại lên TW là công dân thôn Luổng xã Yên Bình(Quang Bình). Ngày 3.11.2009, UBND tỉnh có Công văn số 3847 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Đình Châm ký đề nghị UBND huyện Quang Bình tiếp tục giải quyết.v.v... Nhưng đến năm 2012 công tác đền bù, GPMB, cấp đất TĐC(đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp đất tái định cư) của huyện đã cơ bản được giải quyết. Những vụ việc khiếu nại, khiếu kiện đã phần lớn được giải quyết trước nhân dân đều bắt đầu từ đối thoại. Nhân dân được hỏi mong muốn điều gì ở các cán bộ làm việc trong bộ máy công quyền đều cho rằng: Mong muốn và đòi hỏi của họ “rất, rất cần” cán bộ làm việc trước dân cần có “tâm tốt” và thực sự hiểu biết pháp luật.



Phóng viên Báo Hà Giang trao đổi với ông Hoàng Quang Chài, cụm 4, thôn Luổng, thị trấn Yên Bình (Quang Bình)                                Ảnh: VÂN ANH
 

Câu chuyện chúng tôi đề cập sau đây không đi sâu phân tích lại những vấn đề nổi cộm do khiếu nại trước đây, mà chỉ nêu ý kiến của các cử tri, họ là các đối tượng trước kia đã từng “mắc màn” tại cổng các cơ quan công quyền của tỉnh, của TW nhiều lần để đòi hỏi quyền, lợi ích mà họ “ cho là” chính đáng, quyền lợi đó “được” pháp luật thừa nhận, nhưng chưa được, vì những việc làm của cán bộ được giao làm việc để đảm bảo quyền lợi cho dân chưa thật sự công tâm, công bằng và đúng pháp luật quy định.

 

Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ gia đình bà Vũ Yến Vinh, nguyên cán bộ nghỉ hưu, nay 69 tuổi, trú tại thôn Luổng, Thị trấn Yên Bình(Quang Bình). Vào những năm 2005 – 2006 bà Vinh được đánh giá là một trong những người khiếu nại, khiếu kiện “khó chịu nhất” trong các vụ tranh chấp quyền lợi đòi bồi thường về đất đai tại Quang Bình. Hôm nay trở lại căn nhà bà Vinh cùng nhà cửa của con trai, chiếc quán nhỏ bán hàng ăn sáng ngay trước sân vận động “ba trường” đã khá khang trang. Đối diện quán ăn bà Vinh hôm nay là sân vận động thuộc đấtnhà bà Vinh trước kia bị giải toả . Ngồi ngay cửa quán lúc thưa khách, bà Vinh chắt nước mời chúng tôi hóm hỉnh: Anh cán bộ này trước kia còn “chửi” tôi mãi kia đấy. Bà nói và chỉ vào một cán bộ thị trấn đi cùng, rồi bà Vinh cười tha thứ. Chủ tịch UBND Thị trấn Yên Bình, Lê Tiến Cường nhận lỗi thay người cán bộ của mình: Thôi thì mong được các bà con của Thị trấn bỏ qua cho những việc làm khiếm khuyết khi xưa của anh em còn thiếu hiểu biết, làm việc chưa khiêm tốn trước nhân dân. Bà Vinh bảo cô con gái kéo thêm ghế cho anh em trong đoàn ngồi quanh vừa uống nước và bắt đầu câu chuyện “khiếu kiện” khi xưa. Trước kia: bà đề cập đến ý thúc của cán bộ chưa thật sự “vì dân”. Câu mắng tha thứ trên mà bà dành cho anh cán bộ đi cùng là minh chứng rất rõ. Anh cán bộ trên(xin được dấu tên) cho hay, ngày đó anh còn nhận thức... non và một chút “ngựa non... háu đá” nên đã cư sử chưa đúng đạo lý. Trong quá trình thi hành nhiệm vụ còn nóng nẩy, vận động, thuyết phục, chưa đi vào lòng dân. Lý do bà Vinh cùng 9 gia đình quanh khu vực đi kiện vì gia đình chưa nhận được các trình tự cũng như các thủ tục thu hồi đất của các gia đình buộc phải di dời tái định cư theo pháp luật quy định. Cụ thể: vào khoảng tháng 5.2004 gia đình bà Vinh nhận thông báo của huyện Quang Bình trước có 1 ngày. Và ngay sau đó là được cán bộ đến đo đất nhà cửa, vườn tược xong buộc di dời ngay. Việc làm trên là trái luật định ở các điểm: Một là chưa có quyết định thu hồi đất của gia đình. Hai là huyện Quang Bình chưa công bố quyết định quy hoạch tổng thể, công khai trước toàn dân. Dẫn đến việc làm của cán bộ công quyền chưa đúng pháp luật. Thứ nữa là việc thông báo quyết định di dời, hoặc tự di dời phải được thực hiện ít nhất la sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành quyết định. Đi liền đó là thái độ ứng sử của cán bộ thi hành công việc còn mang tính áp đặt, có phần lấn lướt người dân.Bộ Tài nguyên & Môi trường xác nhận rõ tại Công văn số:2518 ngày 2 tháng 7 năm 2009 có đoạn “ Xét về trình tự yêu cầu các hộ di dời trước khi có quyết định thu hồi đất là không đúng quy định”. Một lý do nữa bà Vinh đi kiện là mức tiền đền bù chưa, hoặc không được niêm yết công khai, dẫn đến việc làm của không ít cán bộ có nhiều điểm khuất tất, thiếu công bằng. Nói chung quy lại, bà Vinh cười “tôi đi khiếu nại chỉ mong các anh cán bộ làm việc “công tâm” trước quyền, lợi ích của nhân dân mà thôi.

 

Ngày hôm nay, bà Vinh hể hả: Việc đòi quyền lợi của các gia đình trong thôn, trong đó có nhà bà đã xong. Đã có những cán bộ của Đảng, nhà nước biết lắng nghe ý kiến, đề đạt của dân. Có việc làm cụ thể, công khai, thoả đáng để trả lại sự công bằng xã hội mà mọi người dân bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật ủng hộ, thừa nhận. Hiện gia đình được cấp đất tái định cư theo đúng quy định “đất đổi đất” và nhận tiền đền bù công khai phá theo quy định của pháp luật hiện hành. Có trên 17 triệu tiền bồi thường về tài sản tự kê khai trên đất chứ có bạc trăm, bạc tỷ gì đâu? Tóm lại: Mọi sự va chạm, lỗi ở người thi hành pháp luật chưa thật sự “vì dân”! có vậy thôi các anh ạ. (bà Vinh khẳng khái). Chúng tôi, mọi người dân rất cần ở cán bộ Đảng, nhà nước làm việc công tâm, minh bạch và “vì” nhân dân, có vậy mới đoàn kết thống nhất để cùng nhau xây dựng, phát triển cho no ấm, yên vui.

 

Tương tự câu chuyện của bà Vinh là gia đình bà Hoàng Thị Kim, ông Hoàng Quang Chài cùng thôn Luổng. Bà Kim thẳng thắn; Trước kia tôi cùng chửi lại cán bộ Bồi thường, đền bù, giải toả nhiều lắm. Chửi vì họ lộng quyền, không xem ý kiến, nguyện vọng của bà con mất đất tái định cư cần gì? Đấy là chưa nói tới việc làm thiếu công bằng trước quyền lợi của dân nằm trong diện giải toả, nhường đất cho xây dựng huyện mới. Điều mà tôi chửi nhiều nhất là thái độ cán bộ. Cũng như gia đình bà Vinh, nhà tôi trên 4.000m2 đất đai, nhà cửa, chưa hề nhận quyết định, thủ tục thông báo gì trước thì “đánh đùng” huyện đòi đo đất, rồi “đuổi ngay” cho là phải tái định cư lập tức. Không nghe, tôi đi kiện. Ngày trước đi, ngày hôm sau ở nhà bị cưỡng chế phá dỡ nhà cửa, phá bỏ hoa màu... Đáng nói nhất là cán bộ thực thi công việc ý thức rất tồi, xem thường pháp luật, coi thườngý kiến người dân. Họ phải đặt mình vào vị trí của người dân, mới biết thế nào để ứng sử cho phải đạo lý, có tình, có nghĩa, có lý. Đấy là chuyện xưa kia. Hôm nay nhà tôi được huyện cấp cho 5 ô đất theo quy định hiện hành, cán bộ làm việc có trước, có sau, tôi đâu nỡ từ chối! Và tôi đã yên lòng để cùng bà con chòm xóm phấn đấu làm ăn. Tóm lại cán bộ, hay cơ chế, chính sách gì cũng cần phải “đi từ lòng dân”. Còn một điều nhân đây tôi cũng mạnh dạn nói lên đó là: “Cán bộ nhà nước làm được, thì hãy hứa và ngược lại thì thôi”. Bởi vì nhà tôi còn cái rãnh Thông hào đào trước kia kê khai chưa nhận được tiền đền bù, các vị lãnh đạo huyện đến nay vẫn “đang hứa”? Thật buồn. Bà Kim nói. Cho biết thêm, có vài gia đình có Thông hào như nhà tôi đã nhận được tiền đền bù rồi đó, nếu cần tôi chỉ bảo cho? Còn tại gia đình bác Hoàng Văn Vương, 61 tuổi, đã tự nguyện nhường đất tại khu Chợ trung tâm huyện ngày nay cho biết: Toàn bộ khu Chợ Thị trấn Yên Bình hôm nay là đất của gia đình tôi nhường lại. Theo quy định tôi nhận 3 ô đất liền kề trục I, còn 2 ô phía đường sau. Toàn bộ tiền đền bù đất đai, nhà cửa, vườn tược, hoa màu được trên 130.triệu đồng. Sau khi nhận đất tôi phải nộp lại 15 triệu đồng làm sổ Đỏ 5 ô đất cấp tái định cư. Số tiền còn lại trên 115 triệu làm tạm ngôi nhà cấp 4, lợp Phiprôximăng ở tạm làm ăn. Tôi không khiếu nại vì cán bộ làm theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Khi làm có đối thoại, có lắng nghe nguyện vọng gia đình và đền bù theo quy định pháp luật. Đã làm đúng thì còn gì để mà kiện tụng, có đúng không?

 

Tìm hiểu kỹ vấn đề hiện nay tại đây thấy rằng, huyện Quang Bình sau này đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động, biết lắng nghe, biết chia sẻ với khó khăn, vướng mắc của người dân mất đất, tái định cư. Đặc biệt là người đứng đầu đã bám sát sự việc, chỉ đạo chặt chẽ từng việc làm cụ thể, làm rứt điểm. Một mặt có nhiều nỗ lực trong công tác đền bù, giải toả và được thực hiện đúng trình tự pháp luật, đúng luật định hiện hành. Công tác cán bộ được bố trí sắp xếp lại. Đồng bào trong huyện có nhận xét: “Cán bộ trong giai đoạn này “gần dân hơn”. Và đó cũng là lời kết cho bài viết trong lúc cả nước đang tích cực triển khai Nghị quyết TW4 “về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng” được gắn liền cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hiện nay.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bàn chuyện “cần câu và con cá”...
HGĐT- Là địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn, những năm qua, người dân tỉnh ta đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành nhằm XĐGN và phát triển bền vững thông qua nhiều mô hình, đề án phát triển KT-XH. Qua nhiều mô hình, đề án, có những cái thành công và cả thất bại, không ít người lại bàn nhiều về việc "cho người dân cái cần câu hay con cá?". Và làm thế nào để
28/03/2012
Khi lòng dân đồng thuận
HGĐT- Xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nay đã không còn mới. Bởi, sau một thời gian triển khai, bắt tay vào thực hiện thì nó đã thật sự rất gần gũi với người dân. "Nó" được ví như cơm ăn, áo mặc, hơi thở cuộc sống hàng ngày của chính mỗi cá thể đã, đang sinh sống trên mảnh đất quê hương.
15/03/2012