“Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ tham gia cuộc chiến chống lại bệnh lao”

17:10, 21/03/2014

HGĐT - Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai trên thế giới sau HIV/AIDS. Tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 180.000 người mắc lao, gần 6.000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và 20.000 người tử vong do bệnh lao.


Tuy phân tích số liệu cho thấy bệnh lao tại Việt Nam đang có xu hướng giảm so với 10 năm trước nhưng tốc độ còn chậm, ước tính không quá 5,3% mỗi năm. Cho đến năm 2013, Việt Nam còn xếp thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu, bệnh lao trên người nhiễm HIV đang có chiều hướng gia tăng.

 

Tại Hà Giang, theo con số thống kê của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, có tới 1675 người mắc bệnh lao, chỉ riêng trong năm 2013 đã phát hiện mới tới 346 người mắc lao.

 

Ước tính cứ một người bệnh lao mỗi năm lây cho 10 người khác nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên bệnh lao có thể phòng bằng các biện pháp: Phát hiện sớm người mắc bệnh lao và chữa lành bệnh để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng; Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi; gìn giữ sức khỏe không để suy dinh dưỡng, không để bị nhiễm HIV; Giữ vệ sinh chung: nhà ở thông thoáng, đủ ánh sáng; người bệnh lao cần khạc đờm vào giấy hoặc ly giấy có nắp đậy rồi đốt bỏ; giáo dục hành vi giữ vệ sinh khi ho khạc đối với cộng đồng; Đối với những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người có HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao. Đồng thời, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

 

Hiện nay, chương trình phòng chống lao còn gặp những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện như: Thiếu hụt cán bộ làm công tác chống lao do nguy cơ lây nhiễm cao và thu nhập thấp; Còn nhiều cán bộ làm công tác chống lao tuyến huyện chưa được đào tạo; Người dân vẫn có thói quen tự chữa bệnh không cần thầy thuốc. Kinh phí công tác phòng chống lao hiện nay chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu thực tế. Và quan trọng hơn, cộng đồng vẫn còn xem công tác phòng chống lao là chuyện riêng của ngành y tế, của cán bộ làm công tác chống lao.

 

Sự nghiệp phòng chống bệnh lao là sự nghiệp không chỉ của riêng ai mà là sự nghiệp của toàn dân và là nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt. Điều này đã được quán triệt trong quan điểm chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia Phòng chống lao đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Chính vì vậy, Chương trình phòng chống lao quốc gia đã đưa ra chủ đề cho Ngày thế giới chống lao năm nay là “Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ tham gia cuộc chiến chống lại bệnh lao”.

 

Công việc đấu tranh phòng chống bệnh lao không của riêng một ai, một cơ quan tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng, của chính chúng ta bởi vì cuộc sống là của tất cả mọi người. Bệnh lao là bệnh của toàn xã hội, không phải của riêng ai. Chính vì vậy “Giúp một người chữa khỏi bệnh lao là giảm nguy cơ mắc lao cho chính mình” hay Phát hiện được một người mắc lao là cứu sống 1 người và phòng cho 10 người”.

 

                                              Thu Hường

                                      (Trung tâm TT - GDSK)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác năm 2014 của Bộ Y tế
HGĐT- Ngày 27.2, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2013, triển khai công tác năm 2014 với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
28/02/2014
Xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân
HGĐT- Trong buổi gặp mặt của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành với các y, bác sỹ, cán bộ ngành Y tế nhân kỷ niệm 59 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, tôi cảm nhận được không khí ấm áp, xúc động, ân tình. Những mái đầu tóc đã điểm bạc, ân cần sẻ chia những câu chuyện vui, buồn trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghề y: Đó là những buổi trèo đèo, lội suối đến với bệnh nhân
27/02/2014
Thầm lặng với trách nhiệm xã hội
HGĐT- Nói đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mọi người thường nhắc đến các khoa như Nhi, Sản, Ngoại... Những khoa “đặc thù” như Khoa Truyền nhiễm (KTN) thường được ít người biết đến. Bản thân tôi, dù được tiếp xúc với nhiều nghề lạ, nguy hiểm, nhưng cũng không khỏi việc từng có sự e dè với... Khoa Truyền nhiễm. Chỉ đến khi có dịp... ăn, ngủ tại KTN, tôi mới hiểu và cảm thông hơn
27/02/2014
Thành phố Hà Giang đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm
HGĐT- Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, nguy hiểm tại Trung Quốc, trong nước, cũng như tại tỉnh ta; thực hiện Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9); Công văn của UBND tỉnh về việc phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch cúm A (H7N9); Công điện của Bộ Y tế về đẩy mạnh hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó
27/02/2014