Thầm lặng với trách nhiệm xã hội

09:21, 27/02/2014

HGĐT- Nói đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, mọi người thường nhắc đến các khoa như Nhi, Sản, Ngoại... Những khoa “đặc thù” như Khoa Truyền nhiễm (KTN) thường được ít người biết đến. Bản thân tôi, dù được tiếp xúc với nhiều nghề lạ, nguy hiểm, nhưng cũng không khỏi việc từng có sự e dè với... Khoa Truyền nhiễm. Chỉ đến khi có dịp... ăn, ngủ tại KTN, tôi mới hiểu và cảm thông hơn cho công việc của những y, bác sỹ đang thầm lặng với công việc không đáng e ngại và đầy trách nhiệm xã hội này.


Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Đỗ Văn Nghĩa, Trưởng khoa Truyền nhiễm nói, nhiều người cứ nghĩ vào KTN là bị... lây bệnh. Nhưng dịch bệnh chỉ lây lan tại cộng đồng thôi, khó lây ở Khoa vì khi người mắc dịch bệnh được đưa vào đây đều được cách ly. Thực tế, chính các bác sỹ, nhân viên ở các khoa, bộ phận khám, xử lý, tiếp nhận bệnh nhân mới thì mới có nguy cơ bị lây nhiễm dịch, bệnh do chưa phát hiện bệnh của bệnh nhân. Anh Nghĩa cho biết, hiện KTN có 12 cán bộ, nhân viên, trong đó có 1 người có trình độ thạc sỹ. Khoa có 20 giường bệnh và là nơi sẵn sàng đón nhận các bệnh nhân mắc các bệnh như cúm các loại, HIV, sốt rét, viêm gan, thủy đậu, sởi... Trong điều kiện cơ sở vật chất khó khăn hiện nay, khi bệnh viện đang được cải tạo xây dựng mới nên KTN vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu về KCB theo đúng tiêu chuẩn. Tất cả vẫn đang chờ khi hoàn thành Đề án xây dựng Bệnh viện 500 giường sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về các phòng điều trị, các điều kiện cách ly. Mặc dù vậy, hiện nay với mỗi y, bác sỹ nơi đây luôn phải sẵn sàng tinh thần đón nhận bệnh nhân, có thể 3 năm không có dịch bệnh, nhưng một ngày có thể đón tiếp nhiều người bệnh. Vì thế, ở Khoa Truyền nhiễm luôn sẵn sàng 2 “đội giã chiến” để thành lập các bệnh viện giã chiến tại các vùng có dịch khi tỉnh yêu cầu. Khi xảy ra dịch lớn, nhu cầu điều trị cao thì tất cả các phòng ở Khoa đều có thể trở thành nơi thu dung bệnh nhân.



Khám, điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Truyền nhiễm.


Có thể nói, trong khi đồng nghiệp ở nhiều khoa khác thường được nhiều người dân biết đến, thậm chí có những người đã trở thành nổi tiếng với nghề nghiệp của mình thì với những y, bác sỹ đang công tác tại KTN luôn thầm lặng với công việc. Cô Bùi Thị Kim Liên, Điều dưỡng trưởng và là người có thâm niên hơn 10 năm ở KTN tâm sự, trong khi ở nhiều khoa khác không khí sôi nổi thì ở KTN với sự đặc thù nên luôn là sự âm thầm, đặc biệt là đối với các bệnh nhân khi đến đây. Tuy nhiên, bù lại thái độ quan tâm, chăm sóc và giao lưu gần gũi, cảm thông của mỗi y, bác sỹ với bệnh nhân lại là điều mà không phải khoa nào cũng có được. Quả thực, trong khi ở một số khoa chúng tôi được chứng kiến các y, bác sỹ dùng găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng ở KTN, với các bệnh lây thông thường, đa phần các y, bác sỹ đều tiếp xúc rất “cởi mở” với các bệnh nhân, như mọi người thường đùa rằng, “ai làm ở đây cũng đều miễn dịch cả”. Cô Liên cười và bộc bạch, làm ở KTN, Khoa Thần kinh, biết tâm lý mọi người nên không ai khoe, kể với người khác về nghề của mình. Một chuyện vui về Khoa để thấy sự “thầm lặng”, ít “nổi tiếng” đó là có chuyện một cán bộ ở huyện về bệnh viện hỏi thăm KTN nhưng lại cứ hỏi là khoa... “truyền thuyết” ở đâu. Hay đến một sinh viên trường y thực tập ở bệnh viện vẫn còn hỏi KTN có phải là khoa... lây hay không!. Có lẽ vì thế nên cũng chỉ có KTN là khoa được “ưu tiên” theo quy định nghề đặc thù là cán bộ, nhân viên được nghỉ làm trước 30 phút để tắm, rửa vệ sinh trước khi về nhà. Chế độ “thu hút” giành cho cán bộ, nhân viên công tác tại Khoa là 40% lương, trong khi đa phần các khoa trong bệnh viện chỉ là 20%.


Â
m thầm nhưng đầy tính nhân văn và trách nhiệm xã hội, KTN hiện được phân kiêm thêm 1 phòng khám, cấp thuốc ARV cho bệnh nhân HIV. Hàng tháng, phòng khám và cấp thuốc cho 140 bệnh nhân. Việc tiếp xúc với những người bệnh, với những căn bệnh không ai muốn mắc luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên một sự cảm thông và trở thành chỗ dựa tinh thần với người bệnh. Với nhiều người có thâm niên công tác tại Khoa như các cán bộ, nhân viên điều dưỡng Bùi Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Phượng..., ngoài việc đã khá quen thuộc với nhiều bệnh nhân, với nhiều loại bệnh thì những tháng năm làm việc tại đây cũng được chứng kiến không ít những câu chuyện buồn vui của nghề.


Giữa bề bộn mưu sinh, dẫu biết với công việc luôn âm thầm, thu nhập của nghề không thể làm giàu. Nhưng, có thể nhận thấy tập thể KTN, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn thể hiện sự gắn kết và ắp đầy tình cảm. Với việc luôn tạo được niềm tin thông qua sự chăm sóc, sẻ chia giành cho mỗi người bệnh mà chúng tôi được chứng kiến ở các y, bác sỹ nơi đây, đó chính là một liều thuốc quý giá hơn bất cứ liều thuốc đắng đắt tiền nào.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sáng mãi niềm tin y đức
(Xuân Giáp Ngọ)- Với sự nỗ lực hết mình trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Mèo Vạc đang thực sự tạo dựng niềm tin trong những người dân nghèo. Vượt lên trên rào cản khó khăn, tập thể cán bộ, y, bác sỹ nơi đây vẫn luôn giữ vững y đức người thầy thuốc.
28/01/2014
Thành phố Hà Giang đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm
HGĐT- Trước tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp, nguy hiểm tại Trung Quốc, trong nước, cũng như tại tỉnh ta; thực hiện Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9); Công văn của UBND tỉnh về việc phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch cúm A (H7N9); Công điện của Bộ Y tế về đẩy mạnh hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó
27/02/2014
Mèo Vạc phát hiện 5 ca mắc bệnh sởi
HGĐT- Ngay sau khi dịch Sởi xuất hiện tại các huyện Bắc Mê và Đồng Văn, ngành Y tế huyện Mèo Vạc đã tích cực tăng cường công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, do có địa bàn tiếp giáp với địa phương đang có diễn biến phức tạp của loại bệnh nguy hiểm này, huyện Mèo Vạc đã chính thức có 5 ca mắc bệnh Sởi.
27/02/2014
Xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân
HGĐT- Trong buổi gặp mặt của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành với các y, bác sỹ, cán bộ ngành Y tế nhân kỷ niệm 59 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, tôi cảm nhận được không khí ấm áp, xúc động, ân tình. Những mái đầu tóc đã điểm bạc, ân cần sẻ chia những câu chuyện vui, buồn trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghề y: Đó là những buổi trèo đèo, lội suối đến với bệnh nhân
27/02/2014