Thức ăn đường phố - mối nguy đối với sức khỏe

08:31, 25/03/2013

Tiện lợi và rẻ tiền, thức ăn trên vỉa hè trở nên phố biến đối với nhiều người. Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng kèm theo mối lo lắng về chất lượng và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.


Bánh mì, xôi, cháo, cơm... và rất nhiều loại thức ăn khác được bày bán trên những chiếc xe đẩy tại lề đường, vỉa hè là những hình ảnh diễn ra mỗi ngày trước cổng các khu công nghiệp. Anh Nguyễn Công Đoan, một công nhân xây dựng, cho biết, cho dù biết thức ăn ở những hàng quán vỉa hè này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng anh cũng như nhiều công nhân khác vẫn lực chọn do giá cả hợp với túi tiền lại tiện đường đi làm.

“Bữa cơm trưa dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng trở lại, giá này bình dân mà mọi người vẫn thường hay ăn, cũng phù hợp với túi tiền của người lao động như chúng tôi”, anh Đoan phân trần.

Khảo sát tại những điểm bán cơm trưa ven đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3, TP. HCM, dễ thấy đồ ăn không được che đậy, những vật dụng cáu bẩn, những thùng nước được dùng đi dùng lại xuất hiện nhếch nhác trên vỉa hè. Tuy nhiên, nhiều người lao động vẫn mua về ăn, hoặc ăn tại chỗ.

Bạn Lê Thanh Yên, sinh viên ĐH Công nghiệp TP. HCM chia sẻ: “Em thường ăn ở quán lề đường, cũng tiện lợi lại đỡ phải nấu ở nhà. Tuy nhiên về vệ sinh cũng tùy từng quán, có quán người ta làm cũng được, có quán thì cũng không hợp vệ sinh lắm”.

Một suất cơm sườn hay một suất cơm đùi gà có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng, với mức giá như thế này câu hỏi đối với bài toán thu nhập của chủ cửa hàng cũng khó có câu trả lời. Không hiểu là do giá thực phẩm ở TP. HCM rẻ, hay chất lượng thực phẩm có vấn đề?

Người lao động cũng có thể nhận thấy những quán ăn lề đường thường không đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên vì giá rẻ, vì thu nhập thấp cũng đành quên đi sức khỏe của mình.

Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM cho biết: “Thực phẩm chúng ta mua ngoài đường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm có thể đã được thu hoạch khá lâu thậm chí thời hạn sử dụng đã hết, tuy nhiên qua quá trình chế biến với nhiều loại gia vị thì trở nên hấp dẫn, nhưng không đảm bảo dinh dưỡng”.

Có lẽ, với số tiền lương ít ỏi, những người lao động cũng không có nhiều lựa chọn. Chưa nói đến chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn, chỉ xét riêng yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chưa chắc đã được đảm bảo.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bệnh viện Y dược Cổ truyền chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trong năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban giám đốc và các phòng chức năng Sở y tế, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh, Bệnh viện Y dược Cổ truyền đã góp phần cùng ngành Y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đồng thời luôn duy trì giữ vững danh hiệu Bệnh viện xuất
31/01/2013
Y tế Dự phòng từng bước xây dựng chuẩn hóa
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong năm qua, hoạt động của hệ thống y tế Dự phòng tỉnh ta luôn thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và triển khai có hiệu quả các chương trình Y tế Quốc gia, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
31/01/2013
Ghi ở Phòng khám Đa khoa khu vực Mậu Duệ
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Phòng khám Đa khoa Khu vực Mậu Duệ (Yên Minh) được ngành Y tế tỉnh đánh giá là một trong những Phòng khám được quan tâm, đầu tư hoàn thiện nhất về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y, bác sĩ. Quan trọng hơn đó là đơn vị biết phát huy thế mạnh trên để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo được niềm tin đối với nhân dân xã Mậu Duệ nói riêng và các xã
30/01/2013
Chất lượng dân số dần được cải thiện
HGĐT- Năm qua, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh “gặt hái” được một số thành tựu đáng ghi nhận, như đạt 100% kế hoạch thực hiện Dự án bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ; Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh được duy trì ở các huyện có mức sinh cao, đối tượng khó tiếp cận...
28/02/2013