Trẻ dễ bị ho cảm khi thay đổi thời tiết

10:15, 30/01/2013

Vào những đợt lạnh kéo dài, trẻ thường ít ho sốt hơn do cha mẹ rất cẩn thận nhưng nhưng cứ nóng lên là trẻ lại nhập viện ùn ùn. Nguyên nhân bởi bố mẹ mặc quần áo không phù hợp với thời tiết, khiến trẻ sinh bệnh vì bị quá lạnh hay quá nóng…


Trong đợt lạnh vừa rồi, bé Mạnh Đức (2 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) không hề ho hắng, ốm sốt chút nào bởi chị Hương, mẹ bé luôn chú ý từ quần áo, mũ tất đến các thiết bị sưởi trong nhà. Tuy nhiên, đến khi trời đột ngột nắng lên, chưa kịp vui mừng vì thời tiết ấm áp hơn thì bé Mạnh Đức bắt đầu húng hắng ho. Chị Hương lập tức stress vì biết rằng thế nào rồi bé cũng sốt cao. Chị dằn vặt vì nghĩ rằng tại mình đã mặc cho con quá nhiều quần áo và thầm trách cô giáo đã không quan tâm, cởi bớt áo khi con trẻ nô đùa nhiều.

 

Còn chị Lan (Ba Đình, Hà Nội) thì vừa thương vừa giận khi cậu con trai 8 tuổi sáng đi mặc 6 cái áo thì chiều về chỉ còn có 2 cái trên người. Hỏi thì con kêu nóng mà sờ người thì đúng là mồ hôi đầm đìa. Và y như rằng đêm hôm đó bé Hưng bắt đầu ngạt mũi, ho.

 

Riêng chị Mai (Gia Lâm, Hà Nội) thì lại vô cùng ân hận vì không thể cho con ở nhà khi công việc gần Tết ngập đầu. Biết con ươn người và thấy ở lớp con nhiều trẻ chảy nước mũi, nôn trớ… chị đã dặn cô giáo rất kỹ. Vậy nhưng chỉ đến trưa là cô giáo đã gọi điện báo bé Nga bị ho sốt…

 

Trên thực tế, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút gây bệnh cúm, thủy đậu, vi rút hợp bào hô hấp... phát triển. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại mẫn cảm với thời tiết và chưa biết cách chăm sóc bản thân nên rất dễ ho cảm….

 ... mẹ phải làm sao
... mẹ phải làm sao

 
Do đó, điều quan trọng là nên chữa trị cho trẻ ngay khi chớm bệnh và điều trị tận gốc căn nguyên bệnh. Cụ thể, khi bắt đầu thấy trẻ húng hắng ho, cần luôn để ý đến trang phục, không để trẻ bị quá lạnh (biểu hiện qua tay chân lạnh, môi đỏ) hay quá nóng (mồ hôi lưng) và không quên tăng cường dinh dưỡng (ăn uống các món nóng, nhiều nước, bổ sung thêm hoa quả giàu vitamin C). Đặc biệt cần kết hợp giữa nhỏ nước muối sinh lý, súc miệng nước muối, vệ sinh răng miệng và áp dụng cách trị ho dân gian như hấp quất/húng chanh với mật o­ng hoặc hấp gừng + quất + mật o­ng… hoặc có thể dùng siro trị ho cảm Ích Nhi.

 

Cuối cùng, với những trường hợp kèm sốt kéo dài trên 2 ngày thì cần đưa đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng không đáng có.


Theo Dân trí

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm từ thức ăn đường phố (TAÐP) là rất lớn, dù trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Nhằm từng bước giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ TAÐP, bên cạnh việc ban hành, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật cần phải có sự tham gia tích cực hơn
28/01/2013
Tăng cường cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa
Để thực hiện mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn, năm nay tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các biện pháp CSSKSS/KHHGĐ và được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, góp phần giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số.
27/12/2012
Mùa đông - xuân cần phòng bệnh viêm não mô cầu
HGĐT- Nhiễm não mô cầu (còn được gọi là màng não cầu) là bệnh trên người, do khuẩn não mô cầu gây ra với nhiều bệnh cảnh khác nhau tại nhiều cơ quan như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường niệu và sinh dục.
26/01/2013
Kết quả sau 25 năm thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng
HGĐT- Là một tỉnh miền núi, biên giới vùng cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có 11 huyện, thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, trong đó 34 xã biên giới, với 2.067 thôn bản và 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Với điều kiện địa lý phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến công tác y tế nói chung, tiêm chủng mở rộng (TCMR)
25/12/2012