Cách chống rét không cần điều hòa
Chăn, đệm, quần áo, tất... bằng lông sẽ giúp bạn bình thản trước giá rét mà không cần tới điều hòa, quạt sưởi.
Chăn lông và quần áo bông nhung giúp bạn ấm áp
mà không cần tới điều hòa
|
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăn băng lông như chăn lông Trung Quốc, chăn lông cừu, lông lạc đà của Úc, Hàn Quốc, chăn lông nhập khẩu của Made in Vietnam... Giá một chiếc chăn lông rẻ nhất có bán trên thị trường hiện này là 250.000 đồng, đắt nhất lên đến 7 triệu đồng. Rẻ nhất là chăn lông Trung Quốc. Đắt nhất là chăn lông cừu và lông lạc đà của Úc.
Đợt rét vừa qua, nhiều hãng hiệu may thời trang kịp thời tung ra hàng loạt bộ quần áo mặc ở nhà bằng chất liệu bông cực ấm. Giá dao động từ 160 – 370 nghìn đồng/ bộ. Ưu điểm của bộ quần áo bông này là ấm và giá rẻ. Nhược điểm là dễ bám bẩn và khó giặt.
Theo lương y Nguyễn Đức Mến (Hà Nội), cách làm ấm chân đơn giản khác là ngâm chân bằng nước nước gừng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Gừng tươi giã nhỏ cho vào nước nóng già, thêm một chút rượu trắng, chút muối trắng. Ngâm chân 15 phút trước khi đi ngủ không những giúp cho bàn châm ấm áp mà còn có tác dụng khử hoàn toàn mùi khó chịu của tất, giày, giải quyết tận gốc bệnh chân lạnh mùa đông.
Ăn những thức ăn “giữ nhiệt”
Ngoài việc mặc ấm, việc ăn uống khoa học, hợp lý cũng giúp bạn chống lại cái lạnh trong mùa đông giá rét này. Theo các bác sĩ đông y, mùa đông các thức ăn cần ăn uống nóng để cung cấp nhiệt và giúp cơ thể giữ nhiệt, tăng khả năng chịu rét cho cơ thể.
Bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái cho biết: Trong Đông y có ngũ vị (chua, đắng, ngọt, mặn, cay). Vị chua (cam quýt, ô mai, dưa muối...) ăn ở mức vừa phải sẽ giúp giảm tiểu tiện mùa đông, giữ mồ hôi, ngừa tiêu chảy... Vị đắng trong những món ăn giàu chất kiềm sẽ bổ tâm, tiêu viêm, giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản.
Vị ngọt (đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt...) cung cấp nhiệt năng giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không ăn quá nhiều vì dễ béo phì, giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày và tim, thận. Vị mặn trong thực phẩm (rau câu, sứa, rau tảo...) giúp bổ thận, nhưng không lạm dụng vì dễ tổn hại đến tạng tâm, tì.
Vị cay (tính nhiệt trong gia vị hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, hành tây, cà ri...) giúp trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngừa cảm lạnh, cúm. Nếu cho các gia vị vào món canh khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.
Có một số thực phẩm rất tốt khi ăn trong mùa lạnh như thịt chó, thịt dê, thịt hươu. Các thực phẩm này có tác dụng bổ dưỡng, hoạt huyết, giúp chống lạnh, tăng trao đổi chất và bài tiết... Thịt chó có công hiệu dương tán hàn, rất tốt cho người chân tay lạnh giá, tiểu đêm... Thịt dê làm ấm cơ thể, kiện lực, chống lại giá rét, mất sức khi trời lạnh... Nhưng đặc biệt lưu ý là người bị nhiệt nóng trong người, bị cúm, viêm trực tràng cấp tính, huyết áp cao không nên ăn loại thực phẩm này.
Hải sản giàu i ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến và các loại hạt có dầu như sữa, ngô thúc đẩy sinh nhiệt, giúp nâng cao khả năng chịu rét, chống giá rét. Mùa đông ngủ nhiều, hoạt động ít, ăn nhiều đồ có dầu mỡ, năng lượng nên “hỏa vượng”. Do đó ăn chút thực phẩm có tính hàn như cua, ốc... hay dưa, củ cải giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì.
Thực phẩm giàu protein, carbohydrates và chất béo là lựa chọn đầu tiên giúp bạn chống rét. Tuy nhiên theo bác sĩ Phái, không nên lạm dụng quá nhiều rượu ngon, thịt béo, cao lương mỹ vị vì dễ sinh bệnh, dễ tăng cholesterol, gây xơ vữa động mạch, dẫn tới các bệnh lý cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não... với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Do vậy, chế độ ăn hợp lý nhất nên ít thịt, nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên để trung hòa được các vị.
Ý kiến bạn đọc