Bệnh viện Y dược Cổ truyền chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao

20:55, 31/01/2013

(Xuân Quý Tỵ 2013)- Trong năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban giám đốc và các phòng chức năng Sở y tế, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành chức năng trong tỉnh, Bệnh viện Y dược Cổ truyền đã góp phần cùng ngành Y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đồng thời luôn duy trì giữ vững danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện mà Bộ Y tế đã công nhận.



                       Toàn cảnh Bệnh viện Y dược Cổ truyền Hà Giang.


Khẳng định những kết quả đạt được trong năm 2012, Bác sĩ Vũ Văn Quang, Giám đốc Bệnh viện Y dược Cổ truyền cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, nhưng trong năm qua với tinh thần đoàn kết của cán bộ CCVC lao động đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, tập thể Ban giám đốc cùng với cán bộ, y, bác sĩ của bệnh viện tích cực tìm tòi áp dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến vào chẩn đoán và điều trị cho người bệnh và đạt được nhiều kết quả. Trong năm qua, tổng số người bệnh được khám và điều trị tại bệnh viện là 4.517/4500 lượt người bệnh, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 727 lượt so với năm trước. Hiện nay, bệnh viện có tổng số 134 cán bộ, CCVC, trong đó có 11 bác sĩ, 5 bác sĩ chuyên khoa I, 53 cán bộ là y sĩ, 25 cán bộ đại học, cao đẳng, Trung học làm công tác điều dưỡng; 12 cán bộ Dược có trình độ đại học, trung học...còn lại là cán bộ hộ sinh, kỹ thuật viên, cán bộ làm công tác khác. Ban giám đốc có 3 đồng chí đều là bác sĩ, bệnh viện có 7 phòng chức năng gồm: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế toán, phòng Điều dưỡng. Có 13 khoa lâm sàng và cận lâm sàng được triển khai đó là khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú, khoa Nội – Nhi, khoa Châm cứu – phục hồi chức năng, khoa A10, khoa Ngoại phụ, khoa Dinh dưỡng, khoa Dược, khoa Cận lâm sàng (xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh). Với chức năng nhiệm vụ của mình, trong năm qua tập thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện đã từng bước nâng cao chất lượng khám, điều trị cho bệnh nhân, tại khoa Khám bệnh, người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện được tiếp đón, khám và chẩn đoán, phân loại nhanh, hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tận tình chu đáo, không để xảy ra tình trạng người bệnh phải chờ đợi. Hiện nay bệnh viện có 120 giường bệnh, hầu hết các giường bệnh đều có bệnh nhân nằm điều trị, các khoa lâm sàng tổ chức tốt việc tiếp nhận người bệnh vào khoa điều trị. Bác sĩ thường xuyên đi buồng để theo dõi sát và xử lý kịp thời mọi diễn biến của người bệnh. Chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh tương đối tốt. Bác sĩ ra y lệnh thủ thuật phù hợp, sát với chẩn đoán bệnh. Với tinh thần chăm sóc, phục vụ người bệnh nhiệt tình trách nhiệm cao nên các cán bộ y, bác sĩ của bệnh viện đã tạo được thiện cảm với người bệnh đến điều trị tại bệnh viện. Cùng đó, các kíp trực có mặt thường xuyên tại vị trí trực, giải quyết kịp thời tất cả các trường hợp người bệnh diễn biến, cấp cứu, không để xảy ra sơ xuất trong chuyên môn. Khoa cận lâm sàng đảm bảo các kết quả cận lâm sàng tương đối chính xác, kịp thời, phục vụ bác sĩ lâm sàng chẩn đoán và theo dõi bệnh.



                Bác sỹ - Giám đốc Vũ Văn Quang đang điều trị cho bệnh nhân.

Bà Nguyễn Thị Nụ - một bệnh nhân 75 tuổi, trú tại tổ 2, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang đang nằm điều trị tại bệnh viện cho biết: Tôi bị tiền sử huyết áp cao, sau bị tai biến phải đi Bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị mãi không thấy chuyển biến đã xin chuyển về Bệnh viện Y dược cổ truyền. Trước khi chuyển về đây thể trạng của bà bị liệt hoàn toàn, người gầy khô, ăn uống kém. Khi vào điều trị ở đây được hơn 2 tháng, được các bác sỹ chăm sóc tận tình chu đáo bằng các phương pháp phục hồi chức năng cộng với uống thuốc, châm cứu đến nay đã ngồi dậy và dìu đi lại được, thể trạng sức khỏe tốt, da dẻ hồng hào, ăn uống tốt. Còn ông Nguyễn Khắc Tiến- một bệnh nhân 82 tuổi, thường trú ở tổ 6, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang cũng đang nằm điều trị tại bệnh viện, ông nói rằng: Tôi là người “có duyên” với bệnh viện này, từ khi bệnh viện này đi vào hoạt động là ông “có mặt” ngay, bởi tuổi già sinh ra nhiều bệnh. Lần này vào viện tôi bị xuất huyết đường tiêu hóa, vào đây điều trị được 6 ngày và được các y, bác sĩ chăm sóc tận tình chu đáo đến nay đã ổn định...


Cùng với hoạt động khám, điều trị, hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị cũng thường xuyên được chú trọng. Hội đồng thuốc và điều trị, đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện đã họp mỗi quý 1 lần với nội dung xây dựng danh mục thuốc, dự trù thuốc sử dụng phù hợp, hiệu quả với tình hình cụ thể tại bệnh viện, bình bệnh án rút kinh nghiệm về khám, chẩn đoán và điều trị. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn bệnh viện, quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của ngành; xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế. Cùng đó, thông tin về thuốc thường xuyên được cập nhật và thông báo tới các khoa điều trị. Thuốc nhập kho có sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện; kiểm tra sát kê đơn, lựa chọn thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc. Thường xuyên triển khai phổ biến quy chế dược, Luật dược và các văn bản liên quan tới các khoa, phòng. Việc cung ứng thuốc, phát thuốc bảo đảm đầy đủ thuốc có chất lượng tốt cho điều trị, công tác quản lý dược bằng phần mềm tin học nên đạt hiệu quả và độ chính xác cao. Các khoa đã thực hiện việc cấp phát thuốc đúng theo đơn có sự kiểm duyệt của các Trưởng, Phó khoa điều trị và Trưởng khoa Dược và cấp phát thuốc đến tận khoa điều trị. Kết quả, trong năm 2012, bệnh viện đã nhập vào 2.205 kg thuốc đông dược, trong đó số lượng thuốc đã được đưa vào điều trị gồm: 15.100 kg thuốc đông dược (tương đương với11.026 thang), thuốc hoàn và cao lỏng thường xuyên có từ 16 – 17 loại chế phẩm, thuốc tân dược sử dụng trong điều trị trên 112 loại. Ngoài ra bệnh viện còn bào chế 12 kg thuốc đông dược để đưa vào điều trị thủy trị liệu, bột ngâm trĩ. Cùng với các trang thiết bị y tế được đầu tư như máy X quang tăng sáng truyền hình, máy phân tích nước tiểu 10 thông số, máy phân tích huyết học 18 thông số, máy đo độ loãng xương, máy điện não kỹ thuật số 16 kênh, máy điện xung 2 tần, máy điện phân, máy kéo dãn cột sống, máy điện châm, đèn tần phổ, máy laser nội mạch và một số dụng cụ y tế khác. Trong năm 2012, bệnh viện cũng được trang bị thêm một số máy móc hiện đại để phục vụ cho công tác khám và điều trị cho người bệnh như: đèn Clar, máy hút dịch, bộ khám chuyên khoa răng, hàm, mặt; đèn đọc phim, 11 máy hủy bơm tiêm và 2 máy hút ẩm; 1 bộ máy phụ khoa; 3 máy đo đường huyết, 1 máy siêu âm điều trị. Ngoài các hoạt động chuyên môn của bệnh viện, các công tác khác như đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của bệnh viện thường xuyên được quan tâm, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể không ngừng được chú trọng vì vậy đã góp phần nâng cao trách nhiệm trong từng cán bộ...


Như vậy, cho đến nay cơ bản Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh đảm bảo được cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị khám, chữa bệnh cho nhân dân và từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Những kết quả bước đầu đó đã khẳng định sự đoàn kết, tinh thần quyết tâm cao của tập thể cán bộ CCVC, cùng với sự gắn bó yêu thương giữa những người làm công tác khám, chữa bệnh với bệnh nhân đã giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ghi ở Phòng khám Đa khoa khu vực Mậu Duệ
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Phòng khám Đa khoa Khu vực Mậu Duệ (Yên Minh) được ngành Y tế tỉnh đánh giá là một trong những Phòng khám được quan tâm, đầu tư hoàn thiện nhất về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y, bác sĩ. Quan trọng hơn đó là đơn vị biết phát huy thế mạnh trên để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo được niềm tin đối với nhân dân xã Mậu Duệ nói riêng và các xã
30/01/2013
Trẻ dễ bị ho cảm khi thay đổi thời tiết
Vào những đợt lạnh kéo dài, trẻ thường ít ho sốt hơn do cha mẹ rất cẩn thận nhưng nhưng cứ nóng lên là trẻ lại nhập viện ùn ùn. Nguyên nhân bởi bố mẹ mặc quần áo không phù hợp với thời tiết, khiến trẻ sinh bệnh vì bị quá lạnh hay quá nóng…
30/01/2013
Giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm từ thức ăn đường phố (TAÐP) là rất lớn, dù trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Nhằm từng bước giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ TAÐP, bên cạnh việc ban hành, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật cần phải có sự tham gia tích cực hơn
28/01/2013
Tăng cường cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa
Để thực hiện mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn, năm nay tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các biện pháp CSSKSS/KHHGĐ và được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, góp phần giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số.
27/12/2012