Tăng cường cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa

07:31, 27/12/2012

Để thực hiện mục tiêu giảm sinh và nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn, năm nay tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về các biện pháp CSSKSS/KHHGĐ và được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, góp phần giảm sinh và nâng cao chất lượng dân số.



Chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho chị em phụ nữ tại xã Yên Phong, huyện Bắc Mê. Ảnh: Trần Hiền


Ngay từ đầu năm, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh chỉ đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phối hợp với Trung tâm Y tế củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ dân số cấp xã và cộng tác viên ở thôn bản, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, chú trọng tới những địa bàn trọng điểm, nơi có mức sinh cao và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao; cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện và dịch vụ KHHGĐ cho các nhóm đối tượng trong độ tuổi, nhằm tạo điều kiện cho người dân được nhận các dịch vụ KHHGĐ, phòng, chống viêm nhiễm đường sinh sản được dễ dàng. Trong thực hiện gói dịch vụ KHHGĐ, đã có 44.981 lượt người áp dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng, đạt 123,7% kế hoạch của chiến dịch, trong đó có 375 người triệt sản, 8.680 tiêm thuốc tránh thai. Ngoài ra chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được lập hồ sơ quản lý sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp mắc bệnh phụ khoa, được cấp thuốc điều trị miễn phí, đồng thời được giới thiệu chuyển tuyến để điều trị dứt điểm. Không chỉ vậy, với các hình thức mới như tổ chức lồng ghép trong các cuộc sinh hoạt của đoàn viên, hội viên các Chi hội LHPN, Hội Nông dân... ở địa phương họ sinh sống, đông đảo cán bộ, công chức, người dân được hỗ trợ kiến thức cơ bản; giải đáp, trao đổi thắc mắc về chăm sóc SKSS-KHHGĐ.


Gặp gỡ với nhiều phụ nữ ở những huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, chúng tôi thấy giờ đây họ rất tự tin khi trao đổi về những vấn đề về chăm sóc SKSS. Chị Nông Thị Khang, 36 tuổi, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) cho biết: “Được cộng tác viên dân số ở thôn thường xuyên tư vấn tại nhà nên gia đình tôi biết các kỹ năng tự CSSKSS, các biện pháp tránh thai hiện đại... đặc biệt là biết đến các Chiến dịch CSSKSS để được cung cấp các gói dịch vụ chống viêm nhiễm đường sinh sản, rất nhiều phụ nữ đến khám đã kịp thời phát hiện, quản lý bệnh, được tư vấn, điều trị khỏi bệnh... Nhờ đó, mà nhiều năm nay vợ chồng tôi đều yên tâm không phải lo lắng nhiều về sức khoẻ sinh sản, cũng như không bị vỡ “kế hoạch”.


Để người dân hiểu sâu về các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, hàng năm, Chi cục cũng triển khai nhiều mô hình có hiệu quả như: Mô hình kiểm tra tư vấn tiền hôn nhân; mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chương trình sàng lọc sinh; mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; hoạt động giáo dục, kiến thức dân số giới tính, CSSKSS-KHHGĐ cho thanh niên, mô hình chăm sóc sức khoẻ cho các bà mẹ khi mang thai, hỗ trợ khi sinh và sau sinh đối với các bà mẹ có nguy cơ cao đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai tại các xã vùng sâu, vùng xa... Được biết, trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng các hoạt động truyền thông giáo dục trên các phương tiện cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ truyền thông DS-KHHGĐ các cấp để người dân hiểu hơn nữa được tầm quan trọng của các dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ, đồng thời huy động được sự tham gia của các tổ chức và cá nhân, từng bước xã hội hoá công tác dân số - KHHGĐ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.


NGUYỄN TIẾN THANH (Trường Chính trị tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trạm Y tế xã Yên Định: Nâng cao chất lượng CSSK ban đầu cho nhân dân
HGĐT- Trong nhiều năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho nhân dân ở xã Xã Yên Định (Bắc Mê) được thực hiện tốt, xã giữ vững danh hiệuđạt chuẩn Quốc gia về Y tế (được công nhận năm 2005); Trạm y tế xã luôn là một trong những đơn vị có thành tích thi đua dẫn đầu khối các trạm y tế xã của huyện.
29/11/2012
Điều trị dự phòng lao bằng INH cho bệnh nhân HIV/AIDS
Tính đến 30. 9. 2012, lũy tích bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV toàn tỉnh là 469 người. Riêng trong 9 tháng năm 2012 đã có thêm 64 bệnh nhân được điều trị ARV, trong số đó đã có tới 11 người điều trị Lao, chiếm tới 17,1%.
27/11/2012
Hiến máu nhân đạo
HGĐT- Sáng 24.11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Ban Chỉ đạo Hiến máu nhân đạo tỉnh tổ chức Hiến máu nhân đạo Chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam (23.11.1946 - 23.11.2012). Tham dự chương trình hiến máu có hơn 300 tình nguyện viên đến từ 17 cơ quan đơn vị, các trường trung cấp, cao đẳng trong thành phố. Kết quả đã thu được 109 đơn vị máu.
26/11/2012
Kết quả sau 25 năm thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng
HGĐT- Là một tỉnh miền núi, biên giới vùng cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có 11 huyện, thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, trong đó 34 xã biên giới, với 2.067 thôn bản và 22 dân tộc anh em cùng chung sống. Với điều kiện địa lý phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến công tác y tế nói chung, tiêm chủng mở rộng (TCMR)
25/12/2012