Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống HIV/AID Cần sự tham gia của toàn xã hội
HGĐT - Đại dịch HIV/AIDS hiện đang là đại dịch của toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội và giống nòi của nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Tại Hà Giang, tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1.000 người nhiễm được phát hiện, trong đó có gần 700 bệnh nhân AIDS và gần 300 người tử vong do AIDS. HIV đã có ở 11/11 huyện, Thành phố và 95/195 xã, phường. Dịch HIV/AIDS vẫn đang trong giai đoạn tập trung, xảy ra chủ yếu trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, đặc biệt là trong nhóm tiêm chích ma túy (57,15%). Tệ nạn ma túy diễn ra trên địa bàn tỉnh rất phức tạp với nhiều phương thức khác nhau, ước tính trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 1.000 người nghiện chích ma túy. Trong những năm tới, số người nhiễm HIV và tử vong do AIDS sẽ ngày càng tăng nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Như vậy HIV/AIDS đã tấn công đến các khu vực thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa, không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Đặc biệt dịch lây lan với tốc độ nhanh và gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều gia đình, làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều công sức và lực lượng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Với tỉnh ta, Tỉnh ủy, HĐND – UBND tỉnh đã chỉ đạo và đưa ra nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn đại dịch này. Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham mưu về chuyên môn của Sở Y tế, mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS không ngừng được củng cố và xây dựng. Các cơ sở, các tuyến đã có nhiều cố gắng tích cực, triển khai các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, chú trọng triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại, cung cấp bơm kin tiêm cho người nghiện chích ma túy. Cùng đó công tác phòng, chống HIV/AIDS đã từng bước được quản lý và điều hành sâu rộng trên cơ sở mạng lưới chuyên ngành. Tại tuyến xã, phường các hoạt động truyền thông, dịch vụ cung cấp bơm kim tiêm và các hoạt động khác được đẩy mạnh đã góp phần giúp người dân và cộng đồng nâng cao nhận thức về đại dịch HIV/AIDS, từ đó thực hiện các hành vi an toàn, giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi HIV/AIDS.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: mạng lưới cán bộ chuyên trách chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn mỏng, trình độ năng lực còn hạn chế, cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng chương trình can thiệp giảm tác hại tham gia không đều vì nhiều lý do, thiếu kinh phí, các chương trình triển khai chưa được đồng bộ, các cấp, các ngành chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS, chương trình can thiệp giảm tác hại bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy.
Để góp phần khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên toàn tỉnh dưới 0,3% đến cuối năm nay và không tăng sau năm 2020 và khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 20% và những năm tiếp theo cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đòan thể, cộng đồng và của toàn xã hội vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ triển khai chương trình bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy. Qua đó, thúc đẩy và chuyển biến nhận thức, thái độ, hành vi của các cấp, các ngành đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có chương trình bơm kim tiêm cho người tiêm chích ma túy...
Ý kiến bạn đọc