Dự phòng nguy cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm

10:11, 20/10/2011

Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải 77 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó có hơn 49 triệu lít chất da cam xuống miền Nam Việt Nam. Hiện nay, trên cả nước đã xác định được có 28 điểm nóng dioxin, trong đó có 7 điểm cần được ưu tiên dự phòng phơi nhiễm gồm: sân bay Biên Hòa, Ðà Nẵng, Phù Cát, Nha Trang, Pleiku, Cần Thơ, Tân Sơn Nhất.


Những người dân sống tại các điểm nóng này đã, đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt với những nguy cơ về sức khoẻ do phơi nhiễm dioxin tồn tại trong môi trường, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ thực phẩm nuôi trồng tại vùng ô nhiễm.

Ngày 4-10-2011, tại Hà Nội, Hội Y tế Công cộng Việt Nam (Hội YTCC Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Dự phòng nguy cơ phơi nhiễm dioxin tại các điểm nóng dioxin”, phân tích kết quả triển khai chương trình can thiệp dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực đồng thời khuyến cáo người dân đang sinh sống trong các khu vực điểm nóng về chất dioxin còn tồn dư trong chiến tranh cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm.

Thực phẩm - Con đường phơi nhiễm chính

Theo thạc sĩ Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên trường Đại học Y tế Cộng đồng - nghiên cứu chính của Chương trình giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm cho biết: Thực phẩm là con đường phơi nhiễm chính đối với dioxin. Người dân sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm dioxin nếu tiêu thụ thực phẩm tự nuôi trồng và đánh bắt tại địa phương như cá, gà, vịt, rau, củ quả, cà rốt, bí ngô, ngó sen… Trong đó cà rốt, bí ngô, ngó sen là 3 loại có nguy cơ nhiễm bẩn cao nếu chúng được trồng trong vùng có nhiễm dioxin. Trong môi trường trên cạn, dioxin trong các hạt bụi có thể bám vào cây cối, hoa màu. Lượng dioxin này có thể được tích tụ dần trong cơ thể các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò khi chúng ăn những loại cây có dính chất dioxin. Trong môi trường nước, chất này có thể tích tụ lại trong cơ thể vật thủy sinh và có nồng độ càng tăng lên trong chuỗi thức ăn từ sinh vật phù du tới các loại thực phẩm của con người như cá, tôm, cua, ốc, hến....

 Đường phơi nhiễm với dioxin trong môi trường.

Hầu hết người dân chưa có kiến thức đầy đủ về các đường thâm nhập của dioxin từ môi trường vào cơ thể cũng như những ảnh hưởng tới sức khỏe do phơi nhiễm loại chất độc này. Theo điều tra tại 4 phường ở Đà Nẵng, có 76 % người dân cho rằng dioxin tồn tại trong nước, 54,9% cho rằng dioxin tồn tại trong đất, 15,9% số người được hỏi biết dioxin có thể tồn tại trong thực phẩm, tuy nhiên chỉ có 1 người biết dioxin tồn tại trong cả đất, nước và thực phẩm. Hầu hết người dân trong các vùng nghiên cứu cũng không biết rằng, thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm dioxin nếu được trồng trong khu vực nhiễm dioxin và phần lớn những người này không có những kiến thức cũng như biện pháp dự phòng phơi nhiễm dioxin từ thực phẩm.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy: Chất dioxin tồn dư trong các mẫu đất, bùn và một số loại thực phẩm, dioxin trong máu và sữa mẹ của người dân sống tại khu vực sân bay Đà Nẵng đều có hàm lượng cao hơn các tiêu chuẩn hiện hành về dioxin trên thế giới. 

Dự phòng nguy cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm

Nhằm nâng cao ý thức, thái độ và thực hành của người dân trong vùng nhiễm dioxin để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng, từ năm 2008 đến nay, Hội Y tế Công cộng Việt Nam phối hợp với Hội Y tế Công cộng tỉnh Đồng Nai và Đà Nẵng triển khai Chương trình “Can thiệp dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm” tại 2 phường gần sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) và 4 phường gần sân bay Đà Nẵng. Chương trình đã mở các lớp tập huấn cho tuyên truyền viên và giảng viên về dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm; cấp phát hàng loạt các tờ rơi, tờ tranh, sổ tay tuyên truyền viên phòng tránh phơi nhiễm dioxin; tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp, dán tờ tranh thông tin về cách phòng, tránh phơi nhiễm dioxin tại khu vực nấu ăn của hộ gia đình; tổ chức các hội thảo, hội nghị, các buổi phát thanh để tuyên truyền tại cộng đồng về các đường phơi nhiễm dioxin….    

Chương trình đã giúp người dân sống gần 2 khu vực điểm nóng dioxin trầm trọng nhất ở Việt Nam hiện nay thay đổi nhận thức và quan tâm hơn đến nguồn gốc thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày. Điều đó cho thấy việc can thiệp dự phòng nguy cơ phơi nhiễm dioxin tại qua thực phẩm tại các điểm nóng dioxin là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao nhận thức, giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng. 


suckhoedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang với trong công tác DS - KHHGĐ
HGĐT- Những năm qua, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân thành phố, công tác dân số- KHHGĐ trên địa bàn có nhiều khởi sắc và là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác dân số - KHHGĐ.
30/09/2011
Vị Xuyên phát động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại”
HGĐT- Ngày 27.9, UBND huyện Vị Xuyên phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại 28.9”.
28/09/2011
Tập huấn phổ biến kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm và Pháp luật bảo vệ môi trường
HGĐT- Sáng ngày 23.9, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm phối hợp cùng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường tổ chức lớp tập huấn “Phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm” và “Tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường” cho các cán bộ quản lý, nhân viên tại các nhà hàng, trường học trên địa bàn tỉnh.
26/09/2011
Hiệu quả tuyên truyền chăm sóc SKSS của Hội Nông dân nhìn từ kết quả giám sát
HGĐT- Công tác phối hợp giữa Dự án Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ sức khoẻ sinh sản (VNM7PG0001) tỉnh Hà Giang với Hội Nông dân tỉnh được triển khai từ năm 2006. Thực hiện công tác phối hợp hàng năm, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp hội ở 3 huyện Yên Minh, Đồng Văn, Xín Mần nghiêm túc triển khai, thực hiện các nội dung, kế hoạch đã ký kết với Dự án.
23/09/2011