Chăm sóc SKSS cần sự chủ động của mỗi gia đình và cá nhân người phụ nữ

18:02, 19/08/2011

HGĐT - Do điều kiện một tỉnh miền núi, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa chưa quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho chị em phụ nữ khi mang thai.


Đa số chị em phụ nữ khi mang thai ở các xã vùng cao đều thiếu kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản; số chị em đi khám thai định kỳ không đều; tỷ lệ phụ nữ khi sinh nở có cán bộ y tế đỡ còn thấp; đặc biệt nguy hiểm là tình trạng bà mẹ có thai “vượt mặt” nhưng vẫn phải làm việc nặng nhọc...Những hạn chế trên có thể để lại hậu quả nặng nề cho sức khoẻ bà mẹ cũng như trẻ em: Có thể dẫn đến tình trạng tử vong mẹ do các tai biến sản khoa và tỷ lệ tử vong chu sinh; tỷ lệ trẻ sơ sinh chết cũng như trẻ phát triển chậm về thể chất và trí tuệ cao; do thiếu chế độ dinh dưỡng lại phải làm việc nặng nhọc nên trẻ phát triển chậm, bà mẹ khi sinh mệt mỏi... Vấn đề này có thể được giải quyết nếu như xã hội quan tâm và mỗi gia đình cần nâng cao nhận thức về cách chăm sóc phụ nữ mạng thai.

 

Để giải quyết những hạn chế về nhận thức của cộng động xã hội cũng như mỗi cá nhân về vấn đề chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai, trong những năm qua, tỉnh cùng Dự án Chăm sóc Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản (SKSS) đã triển khai nhiều hoạt thiết thực, có ý nghĩa như: Đầu tư các trang thiết bị y tế để nâng cao khả năng chăm sóc SKSS cho người dân; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác chăm sóc SKSS cho các tuyến y tế từ tỉnh đến xã; tuyên truyền vận động nhằm thay đổi hành vi cho người dân, đối tượng chính là đồng bào dân tộc... Những động thái tích cực của tỉnh cũng như Dự án đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện và giải quyết những tồn tại trong công tác chăm sóc bà mẹ khi mang thai trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những tác động của ngành Y tế, của Dự án nếu muốn đạt kết quả tốt thì điều quan trọng hơn cả đó là cần có sự chủ động của mỗi gia đình và bản thân người phụ nữ mang thai. Do đó, mỗi gia đình, mỗi người phụ nữ cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về chăm sóc bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Đối với người chồng cần tìm hiểu thông tin, kiến thức về chăm sóc SKSS- TSS để họ hiểu rõ được những thiệt thòi, rủi ro của người phụ nữ khi mang thai và sinh con. Từ đó thông cảm và cùng chia sẻ trách nhiệm và chủ động chăm sóc người phụ nữ và trẻ sơ sinh. Cần xác định việc chuẩn bị cho đứa con chào đời là trách nhiệm của cả gia đình, sẽ không công bằng nếu để cho người phụ nữ trong suốt 9 tháng 10 ngày “mang nặng đẻ đau” phải một mình gánh chịu nhọc nhằn... Gia đình và bản thân người phụ nữ khi mang thai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để chăm sóc cho bản thân và cho trẻ. Khi mang thai cần được ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn nhiều hơn, uống nhiều nước hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển tốt và đảm bảo sức khoẻ cho bà mẹ. Chế độ ăn uống phải đảm bảo đủ lượng đạm, sinh tố, khoáng chất. Các loại thức ăn tốt nhất cho người có thai là sữa, rau quả, thịt, cá, trứng, đậu đỗ, gạo, tránh các thức ăn công nghiệp, ít khoáng chất... Người phụ nữ mang thai cần được theo dõi cân nặng theo đúng hướng dẫn của bác sỹ. Điều quan trọng là phải lên cân hàng tháng và tốt nhất là phải tăng từ 10 đến 12 kg trước khi sinh. Tăng cân nhiều hơn hoặc ít hơn sẽ không tốt. Khi mang thai, người phụ nữ không được hút thuốc lá, uống rượu, cà phê. Không dùng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định. Cần tránh tiếp xúc với các hoá chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Người phụ nữ cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Không làm việc nặng, tránh quá sức, lo âu, buồn phiền. Nên có cuộc sống vui vẻ, thoái mái, làm việc nhẹ nhàng để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai nếu có dấu hiệu sốt cao, đau bụng, chân tay sưng phù, đau đầu, hoa mắt, ngất sỉu và nhiều dấu hiệu lạ khác cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Không nên tuỳ tiện uống thuốc mà không có chỉ dẫn, không nên áp dụng các hủ tục lạc hậu để chữa bệnh... Một trong những yếu tố quan trọng để phụ nữ khi mang thai được chăm sóc tốt hơn đó là mỗi gia đinh cần tích cực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo bởi chỉ khi có điều kiện kinh tế vững vàng mới đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho người phụ nữ khi mang thai và trẻ sơ sinh.


Mỗi gia đình và bản thân người phụ nữ cần chủ động và nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS để cùng giữ sức khoẻ cho người phụ nữ, cho trẻ, từ đó tạo dựng hạnh phúc gia đình.

 


TUYÊN BÌNH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đánh giá kết quả chuyển giao kỹ thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
HGĐT- Vừa qua, đoàn chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Việt Đức, do Phó giáo sư-Tiến sĩ Trịnh Hồng Sơn, PGĐ Bệnh viện làm Trưởng đoàn, đã đến làm việc và đánh giá kết quả chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh, đồng thời tham gia khám hội chẩn và chỉ định mổ cho 08 bệnh nhân là những bệnh lý phức tạp đối với Bệnh viện tuyến tỉnh ,như: phẫu thuật sỏi đường
29/07/2011
Chủ động xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn Quốc gia
HGĐT- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, có chức năng tham mưu cho Sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh; có nhiệm vụ và quyền hạn là xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm,
29/07/2011
Chuyển biến về chất lượng dân số ở xã Hương Sơn
HGĐT- Là xã thuần nông của huyện Quang Bình, dân số khoảng 3000 người/ 510 hộ với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Từ năm 2008 trở về trước, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân xã Hương Sơn còn rất nhiều hủ tục, đặc biệt là công tác dân số và KHHGĐ, nhiều cặp vợ chồng còn ngại làm quen và sử dụng các biện pháp tránh thai nên tình trạng sinh con thứ 3 trở lên rất cao...
29/07/2011
Cảnh giác: Dịch chồng lên dịch!
Hiện nay, ở một số địa phương, bệnh tay chân miệng cùng với bệnh sốt xuất huyết đang cùng song hành. Áp lực lại đè nặng vai ngành y tế. Nhiều cán bộ y tế cơ sở cảnh báo, nếu không có sự hỗ trợ và vào cuộc của các cấp chính quyền, sẽ lại có dịch chồng lên dịch!
28/07/2011