Ngành Y tế - tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện từ các nguồn vốn hỗ trợ

17:39, 17/06/2011

HGĐT- Trong những năm qua công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, ngoài việc chăm lo đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ, ngành y tế đã không ngừng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị để từng bước nâng cao việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bằng các nguồn vốn hỗ trợ đến nay các cơ sở khám, chữa bệnh ở các bệnh viện, từ tỉnh đến huyện cơ bản đã được nâng cấp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.


 
 Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình dự án, cơ sở khám, chữa bệnh ở các huyện đều được xây dựng khang trang, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn.
Trong ảnh: Trạm y tế xã Vần Chải (Đồng Văn).

Theo thống kê của Ngành y tế hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 3 bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện là: Bệnh viện đa khoa khu vực Yên Minh, có tổng số 100 giường bệnh; bệnh viện Hoàng Su Phì có 100 giường bệnh; bệnh viện Bắc Quang có 100 giường bệnh; có 8 bệnh viện đa khoa cấp huyện là: bệnh viện huyện Đồng Văn, có 50 giường bệnh; bệnh viện Mèo Vạc có 50 giường bệnh; bệnh viện Quản Bạ có 50 giường bệnh; bệnh viện Xín Mần có 60 giường bệnh; bệnh viện Vị Xuyên có 80 giường bệnh; bệnh viện Quang Bình có 60 giường bệnh; bệnh viện Bắc Mê có 50 giường bệnh; bệnh viện Nà Trì có 50 giường bệnh. Bên cạnh đó toàn tỉnh có 20 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số 215 giường bệnh. Trong số 10 bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực của tỉnh, chỉ có bệnh viện Quang Bình được đầu tư xây mới đồng bộ, vì đây là huyện mới được thành lập, còn lại các bệnh viện huyện khác đều đã được đầu tư xây dựng qua nhiều giai đoạn, bằng nhiều nguồn vốn, nên quy hoạch cơ sở hạ tầng đều chắp vá, không đủ diện tích hiện có, nhiều công trình đã xuống cấp, chính vì vậy nhu cầu đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp các bệnh viện huyện là rất cần thiết.


Xuất phát từ những khó khăn thực tế của một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh còn đơn sơ nên từ năm 2005, ngành Y tế Hà Giang đã triển khai thực hiện đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực theo quyết định 225/2005/QĐ - TTg ngày 15.9.2005 của Thủ tướng Chính phủ theo nguồn vốn hỗ trợ đầu tư y tế tỉnh, huyện giai đoạn 2005 – 2008 và nguồn trái phiếu Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2010. Trên cơ sở đề án nâng cấp bệnh viện huyện và nhu cầu thực tế của các bệnh viện huyện, Sở Y tế Hà Giang đã tiến hành hoàn thiện, bổ sung Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và đa khoa khu vực giai đoạn 2008 – 2010. Hàng năm, sau khi có thông báo vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Sở Y tế Hà Giang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thi công các hạng mục công trình cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Cho đến nay tiến độ khối lượng thực hiện được cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế. Với nguồn vốn được bố trí từ nguồn trái phiếu Chính phủ từ năm 2008 đến hết năm 2010 tỉnh ta được bố trí 120 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục ở các bệnh viện huyện. Cho đến nay bệnh viện đa khoa Quang Bình các hạng mục công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng như nhà khoa Dược – xét nghiệm, các công trình phụ trợ, khu xử lý chất thải y tế... Như vậy công tác đầu tư xây dựng cho bệnh viện Quang Bình cơ bản đã hoàn thành, bệnh viện được xây dựng đầy đủ các hạng mục khoa phòng và trang bị đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Hoặc các bệnh viện khác ở các huyện Vị Xuyên, Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Xín Mần, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang...và một số công trình phòng khám đa khoa được xây dựng xong, bàn giao và đưa vào sử dụng. Nhiều công trình khác đang xây dựng dở dang dự kiến trong năm 2011 sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng...

Có thể nói việc đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong những năm qua trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tốt, đến nay hầu hết các bệnh viện đều đã được trang bị trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh khá hiện đại, đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên để tiếp tục triển khai thực hiện nhiều chương trình dự án nâng cấp bệnh viện trong những năm tiếp theo cần có sự phối hợp chặt chẽ và tham gia của nhiều ngành và các cấp chính quyền... Có như vậy mới từng bước hoàn thiện các bệnh viện tuyến huyện một cách quy


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển biến trong công tác chăm sóc SKSS/TSS ở Phố Cáo
HGĐT- Xã Phố Cáo (Đồng Văn) có 1.021 hộ,5.125 nhân khẩu đang sinh sống ở 18 thôn, bản. Trước kia, do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp nên công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và trẻ sơ sinh (SKSS/TSS) ở xã gặp rất nhiều khó khăn.
30/05/2011
Chuyển biến trong công tác chăm sóc SKSS/TSS ở Phố Cáo
HGĐT- Xã Phố Cáo (Đồng Văn) có 1.021 hộ,5.125 nhân khẩu đang sinh sống ở 18 thôn, bản. Trước kia, do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp nên công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và trẻ sơ sinh (SKSS/TSS) ở xã gặp rất nhiều khó khăn.
30/05/2011
Lạc Nông với công tác dân số - KHHGĐ
HGĐT- Đến xã Lạc Nông (Bắc Mê) vào những ngày giữa tháng 5, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là đời sống của bà con nhân dân nơi đây đã có sự thay đổi đáng kể, nhà cửa khang trang, sạch đẹp, nhiều nhà đã sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình.
27/05/2011
Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện thành công ca mổ u màng não
HGĐT- Ca mổ được Thầy thuốc Ưu tú, Bác sỹ Chuyên khoa II Trương Việt Anh thực hiện cho bà Nguyễn Thị Xuân, 48 tuổi, một bệnh nhân nghèo trú tại thôn Tân Tiến, xã Phương Độ (TPHG).
27/05/2011