Tiếp tục nâng cao chất lượng dân số góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương

16:45, 22/12/2010

HGĐT- Công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


 
Những năm qua, công tác DS-KHHGĐ ở tỉnh ta đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác DS-KHHGĐ ngày một phát triển và đi sâu vào đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.


Nhìn tổng thể mà nói, hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đã được kiện toàn và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như phương thức hoạt động. Cơ quan chuyên trách DS-KHHGĐ các cấp đã thực sự trở thành một tổ chức tham mưu tích cực cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác DS-KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ trong toàn hệ thống được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 742.305 người; phụ nữ từ 15 – 49 tuổi là 253.189 người; phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng là 146.489 người; tổng số sinh 14.679 trẻ, giảm 51 trẻ so với năm 2009; số sinh là con thứ 3 trở lên là 2.144 trẻ. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông được mở rộng và đẩy mạnh, qua đó đã huy động được đông đảo các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia vào việc tuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ dưới nhiều hình thức, như truyền thông đại chúng (tuyên truyền trên Đài PTTH, Báo Hà Giang), truyền thông trực tiếp của đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, cán bộ y tế và cộng tác viên dân số. Các mô hình truyền thông DS-KHHGĐ đã được xây dựng và tiếp cận với từng nhóm đối tượng; các sản phẩm truyền thông đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung; giáo dục dân số được đưa vào các cấp học phổ thông, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Trong năm đã tuyên truyền trên Báo, Đài được 98 chuyên mục, phóng sự và 120 tin, bài, ảnh; tổ chức triển khai chiến dịch tăng cường, tuyên truyền vận động lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGD đến các xã vùng đông dân, vùng có mức sinh cao tại 95/95 xã, đạt 100%; tổ chức phát động chiến dịch năm 2010 tại xã Linh Hồ (Vị Xuyên); phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục tổ chức truyền thông, nói chuyện chuyên đề về chăm SKSS vị thành niên tại trường PTDT Nội trú tỉnh; tổ chức tuyên truyền vùng trọng điểm tại 35 xã có mức sinh cao ở các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Vị Xuyên; xây dựng, biên soạn các nội dung về DS-KHHGĐ, SKSS vị thành niên, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, làm mẹ an toàn phù hợp với từng địa phương; phát động triển khai tháng hành động Quốc gia về DS-KHHGĐ tại 2 xã của huyện Vị Xuyên và Quản Bạ; sản xuất 1.250 quyển tranh lật, 1.700 tờ áp phích, 870 đĩa VCD tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ; kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Chiến dịch tại 62 xã... Bên cạnh đó còn phối hợp với Trung tâm CSSKSS tỉnh kiểm tra việc cung cấp thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao cho các địa bàn triển khai dịch vụ KHHGĐ theo kế hoạch; Khoa chăm sóc SKSS Trung tâm y tế các huyện phối hợp với trạm y tế xã cung cấp 2 gói dịch vụ KHHGĐ và phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản trong Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến xã, vùng khó khăn năm 2010, kết quả thực hiện gói dịch vụ KHHGĐ đạt 123% kế hoạch, gói phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục đạt 100%. Trong công tác nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, đã hỗ trợ chính sách cho đối tượng thực hiện biện pháp tránh thai theo Nghị quyết số 24 của HDND tỉnh; thực hiện tốt chính sách triệt sản; chi trả kịp thời chế độ thù lao cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS-KHHGĐ xã, phường, thị trấn; mở 8 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ và cộng tác viên tại các huyện Xín Mần, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Bắc Mê, Mèo Vạc, Đồng Văn; cử5 cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện tham dự lớp bồi dưỡng lớp dân số cơ bản tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Lào Cai do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức; triển khai việc đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của bản, làng tại 70 xã của 11 huyện, thành phố; tổ chức điều tra, đánh giá tỷ lệ sinh con thứ 3 tại 8 xã của 4 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần. Đặc biệt trong Dự án nâng cao chất lượng dân số đã thực hiện tốt mô hình Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Cụ thể: Đối với mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân đã triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp tại địa bàn 6 xã của 2 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên; duy trì hoạt động thường xuyên 36 Câu lạc bộ tiền hôn nhân tại 6 xã thuộc 2 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên; tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho2.129 đối tượng; tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về sức khoẻ sinh sản tại 6 xã triển khai mô hình; xây dựng được 8 panô tuyên truyền tại địa bàn triển khai mô hình; tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về SKSS giữa các câu lạc bộ Tiền hôn nhân; mở 1 lớp tập huấn cho cán bộ trực tiếp theo dõi và tổ chức triển khai thực hiện mô hình của tuyến tỉnh, huyện về kỹ năng truyền thông, tư vấn và quản lý đối tượng; chỉ đạo tuyến huyện tổ chức được 4 lớp cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn, theo dõi quản lý đối tượng cho cộng tác viên, tuyên truyền viên, Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ Tiền hôn nhân và các đồng đẳng viên; hàng quý triển khai thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại cơ sở, đưa ra những chỉ đạo điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được tiến độ, hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động của mô hình. Đối với mô hình tảo hôn và kết hôn cận huyết thống đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; ký kết hợp đồng trách nhiệm với Ban quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ của Tổng cục Dân số về thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số của dân tộc ít người... Đối với Tiểu dự án VNM7PG0001, đã xây dựng kế hoạch các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi CSSKSS/KHHGĐ hàng quý; tổ chức truyền thông thảo luận nhóm nhỏ 210 buổi tại các thôn, bản của 3 huyện Đồng Văn, Yên Minh, Xín Mần; tổ chức 7 đợt giám sát hỗ trợ sau đào tạo đối với đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở tại 7 xã của huyện Yên Minh, Xín Mần, Đồng Văn. Việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng về sự đa dạng, thuận tiện và an toàn; hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ công cộng được củng cố và phát triển ở các cấp, bệnh viện tỉnh, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em tỉnh, Trung tâm y tế huyện, Phòng khám khu vực và trạm y tế xã. Các nhu cầu cơ bản về dịch vụ KHHGĐ đã được đáp ứng, đến nay tất cả các cơ sở dịch vụ KHHGĐ cấp tỉnh đã làm được các thủ thuật đình sản; 100% cơ sở dịch vụ KHHGĐ cấp huyện đã đặt được vòng tránh thai và điều trị phụ khoa. Hệ thống y tế tư nhân được phát triển rộng khắp góp phần đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người sử dụng. Kết quả trong năm đã thực hiện các biện pháp tránh thai là 38.839/36.600 người, đạt 106,1% kế hoạch năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,42%.


Bước sang năm 2011, mục tiêu chung của công tác DS-KHHGD là tăng cường công tác truyền thông giáo dục phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Ổn định quy mô dân số, tập trung mọi nỗ lực tiến tới mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Mục tiêu cụ thể là giảm 0,4%o tỷ suất sinh, từ 19,9%o năm 2010 xuống còn 19,5%o năm 2011; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 14,47% năm 2010 xuống còn 13,47% năm 2011; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,42% năm 2010 xuống còn 1,39% năm 2011; phấn đấu tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại từ 71% năm 2010 lên 72% năm2011. Tiếp tục triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi về dân số SKSS/KHHGĐ, tạo động lực thúc đẩy mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng chủ động và tự nguyện thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về DS-KHHGĐ. Đáp ứng đầy đủ kịp thời, an toàn và thuận tiện các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng cho đối tượng sử dụng nhằm thực hiện chủ yếu các mục tiêu KHHGĐ và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Ổn định tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ tại cơ sở, sắp xếp cán bộ có đủ năng lực làm công tác DS-KHHGĐ ở 195/195 xã, phường, thị trấn; tuyển dụng số cán bộ dân số xã có đủ điều kiện vào viên chức y tế; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực quản lý điều hành và kỹ năng tuyên truyền cho 50% cán bộ dân số xã, 50% cộng tác viên thôn bản; phấn đấu 50% số huyện đạt danh hiệu có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ và 15 xã không có người sinh con thứ 3 trở lên. Tổ chức các hình thức can thiệp nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số ở đồng bào dân tộc ít người... Đặc biệt thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy tháng 12 hàng năm là tháng hành động Quốc gia về dân số và Chương trình hành động của UBND tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số – KHHGĐ.


HOÀNG THỊ DUNG - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

UBND phường Trần Phú (thành phố Hà Giang): Mít - tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
HGĐT- Sáng 28.11, Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS phường Trần Phú (thành phố Hà Giang) đã tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.
29/11/2010
Những kết quả bước đầu trong công tác dân số - KHHGĐ ở Bắc Mê
HGĐT- Trong những năm qua, nhận thức của người dân huyện Bắc Mê, đặc biệt là nam giới về vấn đề dân số được nâng cao làm cho mức tăng dân số ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 ngày càng giảm. Để có được điều đó phải kể đến hiệu quả thiết thực từ công tác tuyên truyền về dân số - KHHGĐ của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê.
27/11/2010
Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010
HGĐT - Thực hiện kế hoạch của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý mại dâm, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2010.
24/11/2010
Hà Giang: Giảm nhanh tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét
HGĐT- Là một trong những tỉnh được Bộ Y tế đánh giá cao trong việc triển khai tốt Chương trình quốc gia phòng, chống Sốt rét (PCSR), Hà Giang đang có những bước tiến tích cực trong việc đẩy lùi và phòng, chống căn bệnh này tại cộng đồng.
22/12/2010