Tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán
HGĐT- Để quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với Bác sỹ Nguyễn Như Chưởng, Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh.
Phóng viên (PV): Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm hiện nay là gì?
Bác sỹ Nguyễn Như Chưởng: Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm hiện nay rất đa dạng, nhưng được chia cụ thể thành hai nhóm chính sau: Nhóm thứ nhất: Là các tác nhân sinh học chính gây “nhiễm bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, vi rút và ký sinh vật. Các vi khuẩn gây ngộ độc có trong không khí, rác bụi, phân, nước thải, thực phẩm tươi sống; Nấm mốc thường gặp trong môi trường sống, nhất là ở trong các loại ngũ cốc, củ, quả, hạt; Vi rút gây ngộ độc thực phẩm thường có trong ruột người; Ngoài ra các thực phẩm như: Tôm, cua, cá có mang trùng sán lá gan, hay mật, gan cá có độc cũng gây nên các vụ ngộ độc hàng loạt. Nhóm thứ hai là những độc hại hóa học thường gây “nhiễm trong thực phẩm như: Các chất “nhiễm trong công nghiệp và môi trường là các dioxin, các chất phóng xạ, chì, thuỷ ngân, asen...; Các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật, động vật, thuốc thú y, chất tăng trưởng, phân bón, thuốc trừ giun sán và chất hun khói; Các chất phụ gia sử dụng không đúng qui định, các chất tạo màu, tạo mùi, tạo ngọt, tăng độ kết dính, ổn định, chất bảo quản, chất chống ô xy hóa, chất tẩy rửa... và các hợp chất không mong muốn trong vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đều là nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
PV: Đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm Chi cục ATVSTP tỉnh đã có những biện pháp gì để bảo vệ người tiêu dùng?
Bác sỹ Nguyễn Như Chưởng: Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi đã duy trì thường xuyên công tác quản lý, thanh, kiểm tra hàng hoá liên quan đến thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh; cấp và thu hồi các giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP. Bên cạnh đó, đơn vị cũng luôn gắn việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm đi đôi với việc xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm để tạo ra sự răn đe, công bằng và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài các giải pháp đó, để chuẩn bị cho một tết Nguyên đán đảm bảo ATVSTP, đơn vị còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng như: Công an, quản lý thị trường, các đơn vị trực thuộc ngành Y tế, các cơ quan thông tin báo, đài triển khai tới toàn mạng lưới tuyên truyền viên VSATTP trên địa bàn toàn tỉnh làm tốt công tác thanh kiểm tra các sản phẩm hàng hoá thực phẩm, tuyên truyền nâng cao ý thức ATVSTP cho mọi người dân.
PV: Vậy là một nhà chuyên môn, bác sỹ có khuyến cáo gì cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán này?
BS: Về phía người tiêu dùng, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân khimua, bán thực phẩm phải quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm. Điều đó sẽ tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam nói chung, Hà Giang nói riêng chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống của người dân cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Về phía sản xuất, đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm. Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuấttự công bố chất lượng mặt hàng, cho nênđạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an toàn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa.
PV: Xin cảm ơn Bác sỹ.
Ý kiến bạn đọc