Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người ở Xín Mần
HGĐT- Xín Mần có 17 dân tộc anh em đông nhất là dân tộc Nùng chiếm 45,6%, Mông 24%, Tày trên 14%, Dao 6,9%, Phù Lá 0,7%... Để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống cho đồng bào trong những năm qua, huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất cho nhân dân.
Năm 2010, Trung tâm DS-KHHGĐ đã tổ chức 5 Câu lạc bộ ở 5 xã để thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng dân số cho đồng bào dân tộc ít người. Các xã được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện mô hình dân số gọi là: Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, sinh sản tiền hôn nhân, kết hôn cận huyết thống, quyền, trách nhiệm, lợi ích, tác hại... của các cặp vợ chồng khi kết hôn mắc phải và hậu quả khó lường, tác hại gây ra trong việc kết hôn hoặc sinh sản mắc phải để phòng tránh. Các đối tượng được tuyên truyền chủ yếu là nam nữ trong, độ tuổi sinh sản... Để làm tốt công tác trên Trung tâm DS-KHHGĐ đã phối kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền cơ sở, các trưởng thôn bản, già làng, các trưởng họ tộc những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, cùng các bậc cha mẹ, thanh niên đặc biệt là các trường hợp có hôn nhân cận huyết thống để qua đó tuyên truyền...
Trong quá trình thực hiện tại 5 xã là: Nàn Xỉn, Thèn Phàng, Chế Là, Bản Ngò, Quảng Nguyên đã được cấp ủy Đảng, chính quyền các tổ, hội, từ thôn bản, làng xóm nhiệt tình ủng hộ tham gia. Đi từ công tác tập huấn và chọn mỗi xã lấy Trạm y tế xã làm đơn vị chủ lực để vừa chăm sóc sức khỏe, vừa kết hợp tuyên truyền, uốn nắn. Mỗi xã xây dựng 1 câu lạc bộ tuyên truyền. Ngoài việc tổ chức học tập cộng đồng tháng/lần, công tác tuyên truyền còn được biên soạn tuyên truyền các buổi chợ phiên chợ chính những người dân trong cộng động tham gia. Cùng đó là sự duy trì công tác tư vấn thường xuyên tại các trạm y tế cơ sở và hoạt động tuyên truyền của các tuyên truyền viên y tế thôn bản, các tổ, hội, trong cộng đồng dân cư để tạo ra nhận thức đúng, cho đồng bào. Vừa kết hợp tuyên truyền vừa tư vấn, vừa cung cấp các dịch vụ y tế cùng việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sức khỏe tiền sinh sản, sức khỏe sinh sản v.v... bước đầu đã tạo ra chuyển biến tích cực được đồng bào lắng nghe, đón nhận và tùng bước áp dụng vào cuộc sống của mỗi gia đình. Tín hiệu đáng ghi nhận nhất “chính là tạo ra thói quen” trong sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ theo quy định. Các cặp vợ chồng biết lắng nghe tư vấn từ cán bộ, về lối sống cách sống trong các gia đình tham gia câu lạc bộ tuyên truyền cùng ngày một tốt hơn, số lượng tham gia tích cực hơn. Quan trọng hơn nữa là các cấp ủy, chính quyền cơ sở ủng hộ mạnh, lắng nghe và chung tay cùng các câu lạc bộ cơ sở duy trì nếp sinh hoạt đều mong muốn đưa chất lượng cuộc sống trong xã, thôn bản ngày một tiến bộ. Bà Triệu Thị Bình, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Xín Mần khẳng định: Ban chỉ đạo của huyện tới đây sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá và đúc rút bài học kinh nghiệm từ 5 mô hình để nhân rộng ra 19 xã, thị trấn của Xín Mần.
Ý kiến bạn đọc