Y tế gồng mình cùng người dân vùng lũ
Vừa tập trung khắc phục hậu quả của cơn lũ lịch sử đầu tháng 10 được vài ngày thì các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình lại phải oằn mình hứng chịu một đợt mưa lũ gây ngập lụt nghiêm trọng. Hàng ngàn hộ dân ở các khu vực nguy hiểm của các tỉnh này đang phải đối mặt với cái đói, khát trong lũ dữ...
Theo dự báo, tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng ở các lưu vực sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình tiếp tục diễn ra nghiêm trọng, trong khi đó, một cơn bão dự kiến có gió giật lên đến cấp 17-18 đang di chuyển vào biển Đông...
Sơ tán bà con khỏi vùng lũ
|
Tập trung tất cả để lo cho dân
Tại Hà Tĩnh. Nước sông Ngàn Sâu vượt mức báo động 3 đến 3m và cao hơn cả đỉnh lũ lịch sử của sông này vào năm 2007 đến 0,43m. Mưa lũ khiến bảy người thiệt mạng, ba người mất tích, hàng trăm làng mạc bị cô lập, trong khi đó, tại Nghệ An, đợt lũ này đã làm năm huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Thanh Chương của tỉnh bị ngập nặng. Hiện cả tỉnh còn chín xã bị cô lập, 15.000 hộ dân bị ngập và tám người tử vong. Tại Quảng Bình, dù nước đã xuống nhưng tổng hợp đến 17giờ ngày 17/10 của Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh cho biết, trong đợt lũ thứ hai này đã có bốn người ở Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch và Quảng Ninh thiệt mạng, một người ở huyện Tuyên Hóa mất tích.
Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ có công điện khẩn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính triển khai cấp ngay 2.000 tấn gạo và 200 tỷ đồng cho nhân dân hai tỉnh này. Ngoài ra, Thủ tướng cũng có công điện khẩn yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình huy động mọi lực lượng, phương tiện sơ tán dân ở vùng ven sông, vùng bị ngập sâu, không để người dân nào bị thiệt mạng do đói, rét...
Cán bộ y tế giúp dân xử lý nước sinh hoạt.
|
Về phía Bộ Y tế, trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và cơn bão Megi đang tiến vào biển Đông, trong các ngày trước đó và sáng ngày 18/10, Bộ đã liên tiếp có các công điện khẩn yêu cầu Sở Y tế các địa phương từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi diễn biến của thời tiết để có kế hoạch phòng chống mưa lũ kịp thời. Hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm để đảm bảo sức khỏe cho người dân; Triển khai ngay các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng có nguy cơ xảy ra mưa lũ, đặc biệt là những vùng trũng, thấp, vùng đồi núi có nguy cơ lũ ống, lũ quét cao. Trực ban 24/24h, sẵn sàng thu dung cấp cứu miễn phí cho các nạn nhân do mưa lũ gây ra. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện xử lí kịp thời những ca bệnh đầu tiên, không để bùng phát thành dịch. Riêng các tỉnh miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, Bộ Y tế yêu cầu cần chủ động triển khai công tác bảo vệ và tiếp tục di dời các cơ sở y tế nhằm đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị cho nạn nhân trong vùng. Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị phương tiện, phân công các đội y tế sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả.
Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Tổng công ty cổ phần y tế DANAMECO, Công ty cổ phần y tế MEDINSCO tiếp tục cấp 150 cơ số thuốc, 500 áo phao, 400 phao tròn cho 4 tỉnh từ Nghệ An tới Quảng Trị; 5 nhà bạt cho hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Vệ sinh môi trường sau lũ.
|
Y tế các địa phương gồng mình ứng trực
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TW, dự báo chiều tối 18/10, sau khi vượt qua đảo Luzon, bão Megi đi vào khu vực phía đông của biển Đông. Ngày 19/10, bão còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giảm xuống còn cấp 14 (từ 150-166 km/giờ), giật cấp 16-17. Ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TW cho hay, theo dự báo, hiếm có cơn bão nào gây ra gió mạnh đến cấp 17, giật trên cấp 17 khi tiến về biển Đông như siêu bão Megi. |
Ý kiến bạn đọc