Văn nghệ chợ - hình thức tuyên truyền hiệu quả về công tác chăm sóc SKSS

17:11, 20/08/2010

HGĐT- Công tác phối hợp thực hiện truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc SKSS/TSS giữa Dự án VNM7PG0001 và Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao (VH-TT-TT) các huyện Đồng Văn, Yên Minh, Xín Mần được triển khai từ năm 2006. Qua thực tế hoạt động truyền thông tại cơ sở, một hình thức tuyên truyền hiệu quả được các Trung tâm duy trì và phát huy đó là tuyên truyền qua các buổi văn nghệ chợ.


 

 Một buổi tuyên truyền văn nghệ chợ tại Đồng Văn.


Chợ phiên trên các huyện vùng cao phía Bắc, phía Tây của tỉnh ta không chỉ đơn thuần là nơi mua, bán hàng hoá mà còn là nơi giao lưu văn hoá. Đến ngày chợ, gác lại công việc sản xuất, người dân xuống chợ vừa để bán sản vật gia đình làm ra và mua những vật dụng cần thiết, cùng với đó là để gặp gỡ bạn bè, hàn huyên tâm sự sau những ngày làm việc mệt nhọc. Có thể nói, mỗi phiên chợ vùng cao là một ngày hội, thu hút đông đảo người dân trong xã, trong khu vực. Xuất phát từ đặc điểm này, Trung tâm VH-TT-TT các huyện đã có sáng kiến tổ chức các buổi văn nghệ ngay tại chợ, vừa nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho bà con, vừa thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có việc tuyên truyền về chăm sóc SKSS/TSS. Việc tổ chức các buổi văn nghệ chợ cũng rất đơn giản, không tốn kém mà lại thu hút được rất đông người xem, nghe. Anh Tải Đình Tinh, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT-TT huyện Đồng Văn cho biết: “Các buổi văn nghệ chợ được tổ chức rất đơn giản, ít tốn kém. Không phải chuẩn bị sân khấu đẹp, không phải tập các tiết mục múa, hát kỳ công. Một sân khấu đơn giản được dựng ngay trong chợ, Đội thông tin lưu động thuộc Trung tâm chỉ cần chuẩn bị phông, băng zôn, tăng âm, loa đài và các băng đĩa hình tuyên truyền. Đơn sơ như vậy nhưng vẫn thu hút được đông người đến xem bởi xen giữa nội dung tuyên truyền khoảng 20 phút là các tiết mục múa, hát do chính người dân bản địa đăng ký biểu diễn. Mỗi người lên biểu diễn được bồi dưỡng 10 nghìn đồng. Cùng với đó nội dung tuyên truyền được biên tập ngắn gọn, đọc bằng hai thứ tiếng, tiếng phổ thông và tiếng địa phương nên bà con nghe rất dễ hiểu, học tập. Bình quân mỗi năm Trung tâm tổ chức hai đợt, mỗi đợt 2 buổi tuyên truyền về SKSS- TSS ở chợ các xã: Lũng Phìn, Sà Phìn, Phố Bảng, Phố Cáo, Ma Lé, Lũng Cú. Số người đến xem lên đến hàng nghìn người mỗi năm”. Các buổi văn nghệ chợ tuyên truyền về công tác chăm sóc SKSS/TSS ở hai huyện Yên Minh, Xín Mần cũng được thực hiện và phát huy hiệu quả như huyện vùng cao Đồng Văn. Bình quân mỗi năm 3 huyện cũng tổ chức được khoảng 100 buổi tuyên truyền văn nghệ chơ, thu hút hàng chục nghìn lượt người đến nghe, xem.


Để các huyện thực hiện công tác truyền thông, Dự án đầu tư cho Trung tâm Văn hoá 3 huyện, mỗi đơn vị một bộ tăng âm, loa đài, ti vi và nội dung truyền thông bằng các thứ tiếng dân tộc. Cùng với đó cấp kinh phí thường xuyên để các đơn vị tổ chức các buổi văn nghệ chợ. Hình thức tuyên truyền qua các buổi văn nghệ chợ đạt hiệu quả đã rõ, tuy nhiên trong quá trình triển khai cho thấy Dự án nên đầu tư, hỗ trợ để cho các Trung tâm xây dựng kịch bản các tiểu phẩm hài ngắn với nội dung tuyên truyền về công tác chăm sóc SKSS- TSS. Hình thức này chắc chắn cũng sẽ thu hút được đông người xem và hiệu quả tuyên truyền cũng rất cao bởi bà con dễ nắm được nội dung trọng tâm. Ngoài các buổi tuyên truyền văn nghệ chợ, các đội chiếu bóng lưu động ở các huyện cũng xuống tận các thôn, bản để tổ chức nhiều buổi chiếu phim, trước khi chiếu phim cho bà con xem băng hình tuyền truyền về SKSS/TSS.


Công tác truyền thông về dân số, chăm sóc SKSS- TSS qua các buổi văn nghệ chợ do Đội thông tin lưu động thuộc Trung tâm Văn hoá 3 huyện cùng triển khai Dự án đạt được hiệu quả rất lớn. Nó đã giúp bà con hiểu mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc SKSS- TSS đối với bản thân, bạn đời và con em mình. Chủ động thực hiện các gói dịch vụ do Dự án, ngành Y tế cũng cấp. Nhờ đó, tỷ lệ chị em phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai ở huyện ngày càng cao; số chị em mắc các bệnh phụ khoa giảm dần; nhiều bà mẹ khi mang thai đã biết đến khám thai định kỳ và biết đến sinh nở tại các Trạm Y tế; bà mẹ đã được hướng dẫn chăm sóc con tốt hơn, góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trên địa bàn các huyện.


KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Vị Xuyên: 4 người ngộ độc do nấm
HGĐT- Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên vừa tiếp nhận 4 ca ngộ độc, do ăn nấm. Theo lời kể của bệnh nhân, ngày 26.7, gia đình Bà Lý thị Hiểu, 52 tuổi, trú tại thôn Nà Diềm, xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, khi ra vườn gần nhà thấy mấy cây nấm mọc tươi tốt, một người trong gia đình đã hái về nấu canh cùng ăn. 6 h sau, cả 4 người ăn nấm đều bị ngộ độc với các triệu chứng, như: Đau
30/07/2010
Xã Phương Tiến: Quyết tâm hạ tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1%
HGĐT- Ngay từ đầu năm 2010, Chính quyền xã Phương Tiến (Vị Xuyên) đãtriển khai đồng loạt các giải pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ gia tăng dân số, cụ thể: Phối hợp chặt chẽ với các thôn bản tổ chức giao ban theo từng tháng; cùng khối đoàn thể trực tiếp chỉ đạo đẩy mạnh và giám sát công tác truyền thông, như tổ chức các cuộc mít tinh, chiếu phim Video, nói chuyện chuyên đề về
30/07/2010
Huyện Hoàng Su Phì 127 người mắc tiêu chảy cấp đã khỏi bệnh
HGĐT- Kể từ khi phát hiện ca nhiễm dịch tiêu chảy cấp xảy ra tại thôn Nà Hu và Nắm An, xã Tụ Nhân (ngày 5.6) và thôn Cao Sơn 1, Cao Sơn 2, Nậm Lỳ, xã Bản Luốc (ngày 13.7), của huyện Hoàng Su Phì, tính đến ngày 27.7, đã có tổng số 127 trường hợp mắc tiêu chảy cấp (trong số 10 trường hợp được xét nghiệm, thì 8 trường hợp có kết quả dương tính với lỵ trực khuẩn). Hiện nay, số
28/07/2010
Tập huấn điều tra và đáp ứng dịch cúm A (H5N1) ở người
Trong các ngày từ ngày 17 - 20.8, Sở Y tế tổ chức tập huấn điều tra và đáp ứng dịch cúm A(H5N1) ở người, cho cán bộ y tế nằm trong đội đáp ứng nhanh của tuyến tỉnh và huyện. Dự tập huấn có lãnh đạo Sở Y tế, Trưởng Khoa dịch tễ-Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và lãnh đạo Trung tâm YTDP tỉnh.
20/08/2010