Hiệu quả hoạt động của cô đỡ thôn bản ở Phố Cáo
Lớp học của Mỷ kết thúc vào cuối năm 2009 nhưng mãi đến đầu tháng 5 vừa rồi em mới chính thức đi làm công việc của một cô đỡ dưới sự quản lý trực tiếp của Trạm Y tế xã. Mỷ cho biết: “ Em và 3 bạn trong xã được phân công, giao nhiệm vụ phối hợp với cán bộ Trạm Y tế xã thực hiện công tác quản lý thai nghén, tuyên truyền, vận động bà con trong thôn hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, vận động bà con đi khám thai định kỳ, vận động chị em trong thôn đến cơ sở Y tế để sinh nở. Trên xã em chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, trình độ dân trí chưa cao, vẫn còn nặng tâm lý ngại ngùng khi đến Trạm nên công tác tuyên truyền gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vận động chị em đến Trạm Y tế xã sinh nở. Do đó, bọn em phải đến từng hộ để tuyên truyền, vận động, vận động một lần không được thì nhiều lần. Em là người địa phương, sống ở thôn nên dễ gần gũi, nói chuyện với chị em hơn, công tác tuyên truyền, vận động cũng thuận lợi hơn so với các anh, chị ở Trạm”. Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, Mỷ còn trực tiếp thực hiện hoạt động khám thai cho chị em trong thôn. Tôi có dịp cùng Mỷ đi đến nhà chị Sùng Thị Dí, chị Dí đang có thai 7 tháng. Tôi thấy bất ngờ khi Mỷ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như đo chiều cao vòng bụng, đo huyết áp, sờ nắn ngôi thai... hành động nào cũng được thực hiện một cách thuần thục. Mỷ bảo: “Qua 18 tháng học tập, bọn em được học nhiều, vừa học lý thuyết vừa học thực hành nên khi về địa phương cũng không còn bỡ ngỡ với những công việc như quản lý thai nghén, khám thai, đỡ đẻ... Sau khi bọn em tốt nghiệp, Dự án cũng đã trang bị cho mỗi người một bộ dụng cụ, trong đó có 1 bộ đỡ đẻ sạch, quần áo tắm cho trẻ sơ sinh, thiết bị khám thai... Từ kiến thức đã học cùng với thiết bị được cung cấp giúp bọn em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bọn em hiện được Dự án hỗ trợ 195.000 đồng/tháng, không còn nguồn hỗ trợ nào khác nên em vẫn phải làm việc khác để sinh sống, tuy nhiên tuần nào em cũng dành ngày thứ 7, Chủ nhật để đi làm công việc của một “cô đỡ”.
Chị Mai Thị Loan, cán bộ quản lý Trạm Y tế xã Phố Cáo cho biết: “Trên địa bàn xã 100% số hộ là đồng bào dân tộc, trình độ nhận thức thấp nên việc tuyên truyền, vận động chị em chăm sóc SKSS cho bản thân gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn hơn nữa là đa số cán bộ ở Trạm đều không biết tiếng địa phương nên công tác tuyên truyền càng gặp khó khăn. Chính vì điều đó nên việc tiếp nhận, quản lý, duy trì hoạt động của 4 cô đỡ thôn bản đã được Dự án đào tạo một cách bài bản có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS tại địa phương. Tuy mới được giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi đội ngũ cô đỡ thôn bản hơn 1 tháng nhưng ban đầu có thể khẳng định cô đỡ thôn bản qua đào tạo có đủ trình độ, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp được giao. Đồng thời đội ngũ này giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động về chăm sóc SKSS tại thôn, bản bởi họ biết tiếng lại gần gũi với bà con. Tại các xóm Chúng Pả A; Sủng Pả A; Lủng Sính và Lán Sì B, những nơi có 4 cô đỡ
Ý kiến bạn đọc