Kết quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật phaco trong phẫu thuật đục thủy tinh thể tại tỉnh ta
HGĐT- Kỹ thuật mổ bằng phương pháp Phaco là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất của chuyên ngành mắt hiện nay và đã trở thành phổ biến trên thế giới trong phẫu thuật lấy thể thủy tinh đục và đặt thể thủy tinh nhân tạo trong bao. Với kỹ thuật Phaco, việc tán nhuyễn và lấy thể thủy tinh ra ngoài bao qua đường mổ nhỏ từ 2,5 - 3mm, không cần khâu, ít chảy máu, vết mổ nhanh liền, thị lực phục hồi nhanh và thời gian lưu viện ngắn.
Để nghiên cứu, tiếp cận và ứng dụng thành công kỹ thuật mổ phaco đối với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể,năm 2008 Bệnh viện Đa khoa(BVĐK) tỉnh đã đề xuất vàtriển khai thực hiện Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng kỹ thuật Phaco tại BVĐK tỉnh Hà Giang”.
Đây là nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp được tiến hành trên lâm sàng với đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể được chỉ định mổ tán nhuyễn TTT bằng kỹ thuật Phaco tại BVĐK tỉnh trong năm 2008. Khi vào viện, bệnh nhân được hỏi bệnh, được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản trước mổ. Đó là các bệnh nhân bị đục TTT từ 40 tuổi trở lên, có thị lực 3/10 và có nguyện vọng mổ TTT bằng phương pháp phaco (tán nhuyễn TTT bằng siêu âm) thay IOL, bệnh nhân đục TTT trên mắt đã mổ Glôcôm có nhãn áp điều chỉnh, bệnh nhân đục TTT trên mắt cận thị và bệnh nhân đục TTT trên mắt viêm màng bồ đào hiện tại ổn định.
Các Thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa mắt của BVĐK tỉnh đã được các Bác sĩ của Bệnh viện mắt Trung ương trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật mổ. Trên các tiêu chuẩn đã được xác định, các bác sĩ đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu trên 105 bệnh nhân (với 137 mắt được phẫu thuật) với tuổi trung bình là 69,2 trong đó bệnh nhân nam chiếm 43,8%; nữ 56,2%. Chủ yếu bệnh nhân có thị lực ở mức độ đếm ngón tay 3m - 1/10( chiếm 107 bệnh nhân). Sau khi ra viện bệnh nhân được hẹn khám lại định kỳ sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
Đánh giá kết quả sau mổ cho thấy, thị lực của bệnh nhân cải thiện rất rõ. Thị lực sau mổ 1 tuần so với trước mổ nhóm 6/10 – 8/10 tăng lên 49 trường hợp, nhóm 4/10- 5/10 tăng lên 33 trường hợp. Thị lực sau mổ 1 tháng có 130 trường hợp tăng thị lực lên nhóm 6/10 - 8/10 chiếm 94,9% và sau 3 tháng, 6 tháng sau mổ tỉ lệ bệnh nhân đạt ở nhóm thị lực này vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (89,8%). Kết quả đó cho thấy ưu thế rõ rệt của phương pháp Phaco, mặc dù đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhưng nhóm thị lực ? 6/10 đều đạt rất cao, thị lực của bệnh nhân đã tăng lên sau khi được phẫu thuật.
Nhãn áp của bệnh nhân trước mổ và sau mổ đảm bảo giảm dần theo thời gian. So với nhãn áp trước mổ thì mức hạ áp của bệnh nhân ở tuần đầu sau mổ là -167mmHg; sau 1 tháng -1,98mmHg, sau 3 tháng -1,81mmHg và sau 6 tháng là -1,97mmHg.
Những kết quả nghiên cứu của Đề tài đã một lần nữa khẳng định phẫu thuật đục TTT bằng kỹ thuật Phaco là phương pháp có nhiều ưu điểm, mang lại kết quả khả quan cho bệnh nhân, như: thị lực được cải thiện tốt, nhãn áp điều chỉnh trong giới hạn, giảm nhiều biến chứng cho bệnh nhân đặc biệt là biến chứng phù và viêm giác mạc khía.
Bên cạnh đó, BVĐK Hà Giang đã tiếp nhận thành công công nghệ mổ Phaco do Bệnh viện mắt Trung ương chuyển giao ,qua đó có thể độc lập trong quá trình phẫu thuật cho người bệnh. Thông qua chuyển giao kỹ thuật mổ, BVĐK tỉnhđã có1 kíp phẫu thuật gồm1 Bác sĩ và2 KTV được đào tạo hoàn chỉnh tại Bệnh viện mắt Trung ương và được cấp chứng chỉ của Hội đồng khoa học viện Mắt TW về phẫu thuật Phaco.
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng kỹ thuật Phaco tại BVĐKtỉnh Hà Giang” đã kết thúctrong năm 2008 và được Hội đồng Khoa học tỉnh đánh giá đạt kết quả: xuất sắc.
Từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng thành công phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng kỹ thuật mổ phaco, BVĐK tỉnh đã được trang bị máy mổ Phaco để chủ động trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chữa bệnh đục thủy tinh thểcho bệnh nhâncủa tỉnh nói riêng. Năm 2009, từkết quả điều tra, tổng hợp số lượngcác bệnh nhân có nguyện vọng được mổ đục TTT trên toàn tỉnh, Sở Y tếtỉnh đã tổ chức Đoàn phẫu thuật gồm kíp phẫu thuậtmổ đục TTT của BVĐK tỉnh, Khoa Mắt Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội của tỉnh đến các bệnh viện tuyến huyện để trực tiếp mổ đục TTT bằng phương pháp này. Đã có800 bệnh nhân được phẫu thuật thành công. Đây cũng là một sự thành công lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân ở tỉnh ta, bởi: trước đây, để được mổ đục TTT bệnh nhân phải về tuyến trung ương, vừa tốn kém về thời gian, về kinh tế, lại vừa làm tăng tình trạng quá tải của bệnh viện Trung ương. Thành công đó, giúp bệnh nhân ở tỉnh ta thêm tin tưởng vào trình độ của thạc sỹ, bác sỹ BVĐK tỉnh và yên tâm chữa trị, phẫu thuật. Gần 1000 bệnh nhân trong toàn tỉnh đăng ký được phẫu thuật đục TTT bằng phương pháp phaco trong năm 2010, là con số nói lên sự tin tưởng này đối với Bác sỹ chuyên khoa mắt BVĐK tỉnh. (Quý I năm 2010, BVĐK tỉnhđã thực hiện phẫu thuật đục TTTcho trên 100 bệnh nhân) và sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu phẫu thuật đục TTT cho các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Thành công trongthực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng kỹ thuật Phaco tại BVĐK tỉnh”,đã khẳng định tinh thần sáng tạo, vươn lên làm chủ các kỹ thuật tiên tiến trong chữa bệnh về mắt của đội ngũ Bác sĩ trẻ, nhằm đẩy mạnh có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là việc làm rất đáng được trân trọng và phát huy trong đội ngũ tri thức trẻ trên mọi lĩnh vực.
Ý kiến bạn đọc