Hiệu quả công tác tuyên truyền chăm sóc SKSS cho hội viên Hội Nông dân

17:00, 26/08/2009

HGĐT- Hội Nông dân có số lượng hội viên đông, lại tập trung chính ở địa bàn nông thôn nên điều kiện kinh tế, trình độ nhân thức của họ còn thấp dẫn đến những hạn chế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS).


Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Quỹ Dân số Liên hợp quốc phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam thực hiện công tác truyền thông về chăm sóc SKSS. Công tác phối hợp được thực hiện trong khuôn khổ Dự án VNM7PG0001 và được triển khai trên địa bàn các tỉnh, huyện điểm thực hiện Dự án.


Tại tỉnh ta, công tác phối hợp giữa Dự án VNM7PG0001 tỉnh Hà Giang với Hội Nông dân tỉnh đã được triển khai, thực hiện ngay từ đầu chu kỳ. Công tác phối hợp đã được hai bên quan tâm thực hiện nên những kết quả đạt được trong công tác truyền thông là rất lớn. Từ đó tạo được những chuyển biến tích cực về nhận thức, hành vi của các hội viên nông dân về vấn đề chăm sóc SKSS.


Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS cho hội viên nông dân trên địa bàn các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Xín Mần được thực hiện thông qua các Nhóm lồng ghép Sức khoẻ sinh sản- Tín dụng tiết kiệm- Khuyến nông. Hiện tại, trên địa bàn 3 huyện có tổng số 40 nhóm, bình quân mỗi nhóm có khoảng 20 hội viên nông dân tham gia sinh hoạt. Mỗi nhóm cử 3 người vào Ban điều hành, đây là những người có uy tín, có tiếng nói trong công đồng dân cư ở thôn bản cũng như có uy tín với các thành viên trong nhóm. Để công tác tuyên truyền chăm sóc SKSS được thực hiện tốt, Ban Quản lý Dự án tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các nhóm sinh hoạt, hỗ trợ cho một số nhóm trang thiết bị truyền thông, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên trong Ban điều hành nhóm về những kỹ năng điều hành, quản lý nhóm, cách thức tổ chức sinh hoạt, kiến thức về những vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc SKSS. Cùng với đó, các cấp Hội Nông dân cũng đã thường xuyên giám sát, kiểm tra các nhóm qua việc trực tiếp tham dự các buổi sinh hoạt đình kỳ hàng tháng của các nhóm. Qua đó giúp các nhóm khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức sinh hoạt, đồng thời cũng triển khai luôn những điểm mới trong công tác tuyên truyền về chăm sóc SKSS. Theo đồng chí Chẩu Việt Sèn, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh cho biết thì nhờ có sự phối hợp chặt chẽ, cách thức triển khai phù hợp nên có khoảng 90% các Nhóm lồng ghép duy trì hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền về SKSS đạt hiệu quả lớn. Mặc dù có đến 70% hội viên nông dân là nam giới nhưng trong các buổi sinh hoạt nhóm do các thành viên trong ban điều hành biết cách triển khai, tổ chức nội dung tuyên truyền nên tất cả các thành viên đều cảm thấy thoải mái khi được tiếp thu và không ngại đề cập đến những vấn đề được coi là tế nhị. Do đó, những kiến thức, những nội dung tuyên truyền do thành viên ban điều hành tiếp thu từ các lớp tập huấn hoặc thông qua cẩm nang tuyên truyền cho nhóm được triển khai và được các hội viên tiếp thu đầy đủ. Trong các buổi sinh hoạt, ngoài việc tuyên truyền miệng, một số nhóm được hỗ trợ thiết bị truyền thông còn tổ chức cho các thành viên xem các băng, đĩa hình, nghe đài về công tác chăm sóc SKSS…Do các nhóm hoạt động lồng ghép nhiều chương trình nên mặc dù một tháng sinh hoạt một lần nhưng các thành viên trong nhóm vẫn thường xuyên gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin về hoạt động khuyến nông, vay vốn Ngân hàng phát triển kinh tế, chăm sóc SKSS…Những tác động đó đã giúp cho các thành viên nông dân nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi về chăm sóc SKSS ngay tại gia đình mình và họ cũng là những nhân tố chính để tuyên truyền, phổ biến ra công đồng dân cư.


Tới đây, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục tổ chức một số lớp tập huấn để trang bị thêm cho thành viên ban điều hành các nhóm cách cập nhật thông tin, nội dung các tài liệu truyền thông, cách tổ chức một số trò chơi dân gian liên quan đến SKSS, bình đẳng giới…Hoạt động tích cực và hiệu quả của các Nhóm lồng ghép SKSS - TDTK - KN ở Hội Nông dân có thể nói đó là mô hình có thể nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh.


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thị xã Hà Giang với công tác Dân số - KHHGĐ
HGĐT- Tính đến thời điểm hiện nay, thị xã Hà Giang có 10.680 hộ với 42.935 nhân khẩu, trong đó phụ nữ độ tuổi từ 15 – 49 có chồng là 13.721 chị, với 4.594 cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. những năm qua, công tác Dân số – KHHGĐ trên địa bàn thị xã luôn đạt tỷ lệ giảm sinh vững chắc.
31/07/2009
Đối phó với cúm A (H1N1), trách nhiệm không chỉ của riêng cơ quan chức năng
HGĐT- Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 763 người nhiễm cúm A H1N1), tình hình lây nhiễm cúm trong cộng đồng trong thời gian qua là khá nhanh. Trên địa bàn tỉnh ta chưa phát hiện ra trường hợp nào nhiễm cúm A(H1N1), các tỉnh lân cận cũng chưa có những dấu hiệu của dịch cúm.
31/07/2009
Dịch Cúm A/H1N1/2009: Diễn biến rất phức tạp
Tính đến ngày 27/7, Bộ Y tế đã ghi nhận 612 trường hợp mắc cúm A/H1N1/2009, không có ca tử vong; 375 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và ra viện.
29/07/2009
Đã có bệnh nhân ung thư ở Hà Giang ăn gan, mật cóc để trị bệnh
HGĐT- * Các cơ quan chức năng cho rằng không nên vội vàng dùng gan, mật cóc để trị bệnh. Sau khi có những thông tin được đăng tải trên nhiều tờ báo, trên mạng Internet, ông Nguyễn Văn Thi, một bệnh nhân ung thư gan khá nặng, trú tại tổ 4, phường Quang Trung (TXHG) đã quyết định tìm đến hy vọng ăn gan và mật cóc để khỏi bệnh.
29/07/2009