Để phòng, chống cúm A H1N1, người dân cần phải thực hiện những biện pháp gì?
Do hoạt động hít thở thường xuyên liên tục, hốc mũi là nơi lọc không khí trước khi vào phổi, nên hốc mũi cũng là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm trong không khí như vi rút, vi khuẩn, vi nấm, khí độc, bụi... Để bảo vệ sức khỏe bản thân, buổi sáng khi rửa mặt, buổi tối trước khi đi ngủ nên vệ sinh hốc mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: Tham gia giao thông, làm việc nơi nhiều hơi độc, khói bụi, nơi nhiều tác nhân gây bệnh (gồm khám, chữa bệnh; chăm sóc bệnh nhân; kiểm dịch động vật; chăm sóc vật nuôi; giết mổ gia súc, gia cầm; tẩy độc môi trường; phun thuốc bảo vệ thực vật; sửa chữa, tẩy rửa xe cộ, máy móc...) cũng cần vệ sinh thân thể, đặc biệt là hốc mũi, khoang miệng.
Khẩu trang có tác dụng ngăn các tác nhân gây bệnh trong không khí xâm nhập vào đường mũi, miệng. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý khi chọn khẩu trang vì nếu không dùng đúng loại và dùng không đúng cách thì sẽ không đạt hiệu quả bảo vệ như mong muốn. (Ví dụ khẩu trang phẫu thuật có thể ngăn cản được những giọt bắn trên 5micromets tương ứng với giọt bắn ra của người cúm A H1N1. Còn với những khẩu trang chuyên dụng hơn như N95 có thể ngăn cản được cả những giọt nhỏ hơn, được khuyến cáo dùng trong trường hợp ở những nơi có nồng độ vi rút cúm cao, khép kín, đông người mắc bệnh. Còn những loại khẩu trang vải bình thường chưa có bằng chứng nào bảo vệ hiệu quả trước bệnh cúm.
Ý kiến bạn đọc