Chăm sóc SKSS - KHHGĐ ở huyện Đồng Văn

08:03, 18/05/2009

HGĐT- Được thành lập từ tháng 1.2009, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Đồng Văn bước đầu đi vào hoạt động ổn định.


Ngay sau khi được thành lập, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện đã phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan như: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng và các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai tăng cường công tác tuyên truyền, vận động lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng khó khăn có mức sinh cao. Đến nay, Trung tâm đã triển khai được 1 đợt tuyên truyền lồng ghép chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến 11/19 xã khó khăn, có 85,4% số cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai, trong đó chủ yếu là uống thuốc tránh thai và sử dụng bao cao su...; khám phụ khoa cho cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được 1.265 người, tổ chức điều trị phụ khoa cho 1001 người; chiếu phim video bằng tiếng dân tộc được 47 buổi, tổ chức mít-tinh, nói chuyện chuyên đề với hơn 700 lượt người nghe; cấp phát tờ rơi, tạp chí đến tất cả các xã trong huyện. Nhờ những việc làm thiết thực đó, biến động dân số trong quý I vừa qua trên địa bàn huyện không đáng kể, 78 trường hợp sinh con thứ 3, giảm 12% so với quý I năm 2008.


Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nông Quang Dân, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện cho biết: Đồng Văn, đường giao thông đi lại còn khó khăn, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí còn thấp, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, bất đồng về ngôn ngữ, đội ngũ làm công tác dân số còn mỏng... Do vậy, việc triển khai chiến dịch cũng như trong công tác truyên truyền vận động còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tại một số xã, cấp ủy chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác Dân số - KHHGĐ; trình độ năng lực cán bộ chuyên trách và cộng tác viên của 227 thôn, bản còn nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện... đã làm cho việc thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ của địa phương chưa thực sự có hiệu quả. Để khắc phục tình trạng đó, Trung tâm sẽ mở các lớp tập huấn về tuyên truyền, chăm sóc SKSS cho đội ngũ cán bộ dân sốtại cơ sở, loại bỏ những tư tưởng lạc hậu, trọng nam khinh nữ trong người dân để công tác Dân số - KHHGĐ đạt kết quả tốt hơn, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dân số cũng như đời sống của người dân bản địa được cải thiện.


Hương Ly

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyên gia truyền nhiễm nói gì về bệnh cúm lợn?
Ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới thông báo về những trường hợp nhiễm cúm H1N1 ở Mexico từ lợn sang người, để có những thông tin khoa học về bệnh, ThS. Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia sẽ cung cấp cho độc giả báo Sức khỏe & Đời sống về căn bệnh này.
29/04/2009
Nỗ lực phòng, chống dịch bệnh mùa hè
HGĐT- Mùa hè, thời tiết bất thường, đặc biệt hay xảy ra bão lũ, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Chính vì thế dễ phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Các bệnh lây qua đường tiêu hóa gồm tiêu chảy, lỵ trực khuẩn; tiêu chảy cấp nguy hiểm (bệnh tả); các bệnh nhiễm trùng ngộ độc thức ăn thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm như: Viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi.
29/04/2009
Bệnh viện Xín Mần thực hiện mô hình “Làm mẹ an toàn”
HGĐT- Ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, tình trạng phụ nữ sinh đẻ tại nhà là phổ biến. Điềukiện vệ sinh không đảm bảo, người đỡ đẻ thiếu kiến thức khoa học và kỹ năng cần thiết... là những yếu tố gây nên tai biến sản khoa, nhiều trường hợp dẫn tới tử vong mẹ hoặc con.
29/04/2009
Công tác Dân số - KHHGĐ ở huyện Vị Xuyên
HGĐT- Bước sang năm 2009, Trung tâm Dân số huyện Vị Xuyên đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động tương đối ổn định, công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện cũng đang từng bước đi vào hoạt động một cách khoa học và quy mô.
29/04/2009