Mối nguy hiểm do vết cắn của động vật

14:37, 21/08/2008

Các vết cắn và vết cào xước có thể do chó, mèo, các vật nuôi khác, hoặc do người hay động vật hoang dã. Qua vết thương, vi khuẩn có thể thâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể dẫn đến những biến chứng nặng, thậm chí tử vong.


 

 Cần đề phòng chó cắn. 

Những vết thương do các loại động vật cắn thường xảy ra trong sinh hoạt hoặc nghề nghiệp. Chỉ một số vết thương nhỏ không cần điều trị, còn đa số vết thương khác gây nhiễm khuẩn, có thể đe dọa đến tính mạng. Gây nhiễm khuẩn vết cắn là vi khuẩn ở vùng hầu họng của động vật cắn.

Chó cắn

Thường nạn nhân bị chó nhà cắn do ngăn chặn chó cắn nhau, hay bị cắn ở chi dưới. Triệu chứng gồm: đau xung quanh vết cắn cùng với viêm mô tế bào có mủ, đôi khi chảy mủ có mùi hôi. Nếu răng nanh của chó cắn xuyên bao hoạt dịch hoặc đến xương thì có thể bị viêm khớp và viêm xương nhiễm khuẩn. Toàn thân có sốt, sưng, viêm hạch bạch huyết. Mầm bệnh là hỗn hợp nhiều loại vi khuẩn: Streptococcus tiêu huyết Pasteurella spp staphylococcus spp, vi khuẩn yếm khí như Actinomyces, Prevotella. Có thể bị nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, áp-xe não, viêm màng trong tim, nếu chó cắn bị nhiễm C. canimorsus có thể dẫn đến nhiễm khuẩn máu bạo phát, đông máu nội mạc lan tỏa, suy thận... Đặc biệt vết cắn và cào xước của chó có thể gây bệnh dại và bệnh uốn ván.

Mèo cắn

Vết cắn và vết cào xước do mèo gây ra dễ nhiễm khuẩn, dễ gây viêm khớp và viêm xương hơn là do chó cắn, vì răng cửa sắc hẹp của mèo xuyên thủng sâu vào lớp mô. Pasteurella multocida là loại cầu trực khuẩn gram âm, gây nhiễm khuẩn hầu hết vết thương do mèo cắn. Những vi khuẩn khác gây nhiễm khuẩn do mèo cắn giống như những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương do chó cắn. Nhiễm khuẩn Pasteurella tiến triển nhanh trong vài giờ, gây viêm kèm theo chảy mủ; Pasteurella cũng có thể lây lan qua không khí theo đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi và vãng khuẩn huyết; nhiễm Bartonella henselae, tularemia cũng gặp do mèo cào và cắn . Vết thương do mèo cắn có thể dẫn đến bệnh dại hoặc bệnh uốn ván.

Vết cắn do các động vật khác

Người có thể bị nhiều loài động vật khác cắn, do nghề nghiệp hay tai nạn trong sinh hoạt, dã ngoại, đi rừng. Mèo hoang và động vật họ mèo đều có vi khuẩn P. multocida. Cá sấu có chứa vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Rắn cắn, nọc độc của nó gây ra phản ứng viêm dữ dội và hoại tử mô, làm cho vết thương dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn ở miệng rắn có nhiều chủng hiếu khí và yếm khí như Staphylococcus epidermidis, và Clostridium. Động vật linh trưởng cắn bị nhiễm khuẩn rất cao, do vi khuẩn gây bệnh tương tự với vi khuẩn của người. Khỉ (Macaca) cũng truyền virut B (Herpesvirus simiea), gây nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương. Những loài gặm nhấm như chuột cống, chuột nhắt và loài chuột sống ở hoang mạc có thể truyền vi khuẩn Streptobacillus moniliformis (một loại trùng roi gram âm, đa hình và ít hiếu khí) hoặc Spirillum minor (một loại xoắn khuẩn) gây nên bệnh sốt do chuột cắn. Nhiễm Streptobacillus ủ bệnh từ 3-10 ngày, rồi xuất hiện các triệu chứng: sốt, đau cơ, nhức đầu, và đau khớp di chuyển, sau đó nổi sẩn đỏ đặc trưng ở lòng bàn tay và bàn chân và các sẩn này có thể tiến triển thành dày đặc hay thành ban xuất huyết. Biến chứng gồm viêm màng trong tim, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm phổi và áp xe ở nhiều nội tạng. Nếu không có kháng sinh, nhiễm Streptobacillus do chuột cắn thường bị tử vong.

Điều trị

Xử lý vết thương: nên rửa vết thương nhiều lần, cắt lọc mô hoại tử, loại bỏ dị vật và làm sạch rìa vết thương, sau đó mới khâu vết thương khi không còn nguy cơ nhiễm khuẩn. Vết thương do mèo cắn thì không nên khâu lại vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Những vết thương ở mặt thường được khâu lại sau khi đã rửa sạch hoàn toàn vì tầm quan trọng về mặt thẩm mỹ. Vết rắn cắn: nếu hoại tử phải cắt lọc hoàn toàn, ghép da hở.

- Cấp cứu rắn cắn: bất động chi, băng ép đủ chặt, hồi sức tim mạch và tuần hoàn, tiêm huyết thanh kháng nọc độc, chú ý không bao giờ dùng heparin điều trị rắn cắn.

- Dùng kháng sinh: nên sử dụng kháng sinh cho tất cả các trường hợp vết thương do bị cắn, tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Nếu dùng kháng sinh không có kết quả cần phẫu thuật để dẫn lưu hay cắt lọc.

- Điều trị phòng ngừa: sau khi bị động vật cắn dù chưa nhiễm khuẩn cũng nên dùng kháng sinh dự phòng. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị dự phòng đã giảm 50% tỷ lệ nhiễm khuẩn.

- Phòng bệnh dại và uốn ván

Phòng dại gồm tạo miễn dịch thụ động bằng globulin miễn dịch dại và tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm chủng vaccin phòng dại. Nên tiêm chủng phòng ngừa uốn ván cho bệnh nhân bị động vật cắn.


suckhoedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực trong công tác bảo đảm VSATTP
(HGĐT)- Có thể nói, từ năm 2003-2008, tỉnh ta phải đối mặt với nhiều biến động liên quan đến VSATTP như: Dịch cúm gia cầm xảy ra, diễn biến phức tạp, xảy ra ngộ độc thực phẩm.
28/07/2008
Triển khai Dự án “Bản làng văn hóa, biết cách phòng chống HIV/AIDS”
(HGĐT)- Vừa qua, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTTT - GDSK) tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị triển khai dự án “Bản làng văn hóa, biết cách phòng chống HIV/AIDS” cho đội ngũ lãnh đạo, trạm Trưởng trạm y tế và cán bộ văn hóa ở 5 xã:
28/07/2008
Trẻ bị thiếu vitamin có biểu hiện như thế nào?
Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng đã cho con mình ăn uống đầy đủ, các cháu vẫn phát triển tăng cân như bình thường... nhưng thường hay quấy khóc về đêm, có cháu lại hay ra mồ hôi trộm hay da dẻ không mịn màng như da trẻ khác, phải chăng do trẻ bị thiếu vitamin? Đáp ứng những thắc mắc trên của bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tắt một số biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin
25/07/2008
Bệnh Nhiệt thán có thể truyền sang người bệnh Than
(HGĐT)- Đó là thực tế ở nơi đang xảy ra dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc và bệnh Than trên người tại hai xã Niêm Tòng và Khau Vai của huyện Mèo Vạc nói riêng và một số địa phương đã từng xảy ra dịch bệnh ở gia súc nói chung.
25/07/2008