Cơ hội vươn lên cho những hộ nghèo, hộ cận nghèo

16:42, 12/09/2014

HGĐT- Xác định ngành chăn nuôi luôn đóng vai trò quan trong việc nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân. Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì luôn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về cây trồng, vật nuôi để người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; trong đó; có chương trình hỗ trợ trâu, bò cái sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo để phát triển chăn nuôi đã, đang được người dân hồi hởi đón nhận.



Lãnh đạo huyện trao trâu giống cho gia đình anh Lù Văn Trường, thôn 10, xã Nậm Dịch.


Thực hiện Quyết định số 352/QĐ – UBND ngày 3.3.2014 của UBND tỉnhvề việc phê duyệt “Phương án hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo chưa có trâu, bò để phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh”. Theo đó, UBND huyện đã xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể để triển khai chương trình đến từng xã, thị trấn đảm bảo hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng. Theo phương án hỗ trợ, chương trình được triển khai trong 2 năm (2014 – 2015) với 560 con trâu, bò cái sinh sản hỗ trợ tại 22 xã, thị trấn của huyện. Trong đó, năm 2014 hỗ trợ 357 con và năm 2015 hỗ trợ 203 con với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/con. Ngoài ra, các hộ có nhu cầu mua con giống với mức cao hơn sẽ được Ngân hàng CSXH cho vay thêm 5 triệu đồng/hộ và được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 36 tháng; hỗ trợ làm chuồng trại, trồng cỏ và 100% kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng cho trâu, bò... Đồng chí Nguyễn Quang Duẩn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Tham gia chương trình, các hộ được chủ động lựa chọn con giống, được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và cấp miễn phí tài liệu về chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản. Với hình thức đầu tư trực tiếp, các hộ nghèo, cận nghèo trong huyện đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, mỗi gia đình được hỗ trợ sẽ phải làm bản cam kết sau khi mua trâu, bò cái sinh sản; phải làm chuồng trại, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi bền vững. Đến nay, đã tiến hành nghiệm thu, bấm thẻ tai quản lý, giải ngân hỗ trợ được 292/357 con trâu, bò đạt trên 80% kế hoạch. Thời gian tới, Phòng NN&PTNT sẽ tiếp tục tiến hành giải ngân cho những hộ chưa nhận được vốn mua trâu, bò cái sinh sản.


Đến thăm gia đình chị Lý Thị Sầm, thôn Cao Sơn 2, xã Bản Luốc là 1 trong 16 hộ nghèo, cận nghèo của xã được hưởng lợi từ chương trình. Chị Sầm cho biết: Kinh tế gia đình chị chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, muốn mua con trâu, con bò về nuôi để phát triển kinh tế cũng khó, vì tiền đầu tư mua con giống quá lớn so với điều kiện kinh tế gia đình. Trong đợt bình xét vừa qua, gia đình chị được huyện hỗ trợ 1 con trâu giống, đồng thời được tập huấn kiến thức về chăn nuôi trâu, bò sinh sản; gia đình chị rất yên tâm và phấn khởi, tích cực chăm sóc để trâu sinh sản. Không chỉ có gia đình chị Sầm, các hộ nghèo, cận nghèo được hưởng lợi từ chương trình cũng đều rất vui mừng; vì thông qua việc hỗ trơ,đã giúp các gia đình có phương tiện sản xuất mà bấy lâu nay vẫn hằng mong ước. Gia đình anh Lù Văn Trường, thôn 10, xã Nậm Dịch chia sẻ: Thú thực gia đình mình nghèo lắm, cũng muốn vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế đấy, nhưng vì không có vốn nên vẫn cứ nghèo. Nay nhờ có được trâu từ chương trình hỗ trợ, gia đình vui lắm, sẽ tập trung làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài việc được hỗ trợ con giống, mỗi gia đình còn được tập huấn hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn vay, kỹ thuật trồng cỏ, kỹ thuật phát hiện động dục để thực hiện thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò cái sinh sản và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc... Nhờ vậy, nhiều hộ đã nắm được kỹ thuật chăm sóc, tập trung làm chuồng trại, trồng cỏ để làm thức ăn và tiêm phòng cho trâu, bò đúng định kỳ. Đây chính là tiền đề quan trọng để phong trào chăn nuôi trâu, bò sinh sản ở huyện Hoàng Su Phì phát triển bền vững.


Chương trình hỗ trợ trâu, bò cái sinh sản cho những hộ nghèo, cận nghèo ở Hoàng Su Phì, đang mang lại những lợi ích thiết thực cho người nông dân. Không chỉ làm thay đổi tư duy, nhận thức cho người dân, chương trình còn góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy nghành chăn nuôi của huyện phát triển. Đây chính là “cánh cửa” giúp những hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, XĐGN một cách bền vững.


Tiến Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tình nguyện ở xã đặc biệt khó khăn để xây dựng nông thôn mới
Nhiều trí thức trẻ là đội viên của Dự án 600 phó chủ tịch xã mong muốn được ở lại những xã đặc biệt khó khăn để giúp địa phương phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
31/08/2014
Tổ chức nhiều hoạt động phù hợp thu hút thiếu nhi tham gia
Trong 2 ngày 5 và 6.8, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đội, phong trào thiếu nhi năm học 2013 - 2014 và triển khai chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học mới.
12/09/2014
Cải cách hành chính cần quyết liệt từ cơ sở
HGĐT- Chương trình cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước đang được tỉnh ta nỗ lực triển khai với mục tiêu tạo sự thuận lợi, minh bạch, nhanh chóng trong giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của các cơ quan Nhà nước thời gian qua đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình CCHC. Tuy nhiên, sự chuyển
11/09/2014
“Trồng người” trên mảnh đất khó
HGĐT- Những ngày qua, trời đổ mưa tầm tã khiến con đường đất huyết mạch vào trung tâm xã Đồng Tiến - xã vùng 3 của huyện Bắc Quang trở nên lầy lội và trơn như láng thêm lớp mỡ. Đi trên con đường ấy, bao thầy, cô giáo đã không tránh khỏi những cú ngã mang nặng thương tích. Rồi khi vào tới Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) Đồng
11/09/2014