Kỷ niệm Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Những số phận không may mắn

16:59, 08/08/2014

HGĐT- Khi đất nước bị kẻ thù rầy xéo, lớp lớp thanh niên lên đường làm nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chỉ xác định chiến đấu và chiến thắng; đồng thời xác định trong chiến cuộc chiến một mất, một còn; nếu còn sống, trở về quê hương họ sẽ là những người đã góp một phần sức lực của tuổi trẻ cho đất nước và dân tộc. Thế nhưng, có rất nhiều người lính, sau chiến tranh khi trở về lại gặp những chuyện không may. Xin kể về 6 trường hợp trong số những người không may mắn đó:


Ông Nguyễn Thế Hiệu ở thôn Tân Lâm, xã Quang Minh (Bắc Quang) là một thanh niên đánh máy chữ rất giỏi của cơ quan Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông vào Quân đội năm 1968, đến năm 1971 bị thương được trở về quê nhà sinh sống lấy vợ và có được 3 người con (1 trai, 2 gái); cả 3 con của ông đều ảnh bị hưởng chất độc da cam. Con gái cả bị tâm thần, con trai và con gái thứ hai đều thiểu năng trí tuệ; bản thân ông Hiệu quá yếu vì ốm đau quanh năm, nhà có 5 miệng ăn chỉ trông cậy một mình vợ ông Hiệu; do đó, cuộc sống gia đình ông quá khó khăn.


Tại thôn Giáp Trung, xã Thàng Tín (huyện Hoàng Su Phì) có ông Vàng Chỉn Phù nhập ngũ năm 1966, làm nhiệm vụ ở chiến trường từ Trung Lào rồi Nam Lào; khi phục viên về năm 1971, ông lấy vợ sinh con nhiều lần, đứa bị liệt, đứa bị bệnh rồi lần lượt mất khi lên 3 - 4 tuổi. Tổng số vợ chồng ông sinh được 11 người con thì mất 4, nay còn 7 người con. Con trai thứ nhất lấy vợ 8 lần sinh con thì 7 lần con sinh ra yếu ớt, què quặt rồi chết nay chỉ còn 1 đứa; con trai thứ 5 là Vàng Xín Páo bị mù 2 mắt, bản thân ông Phù bị nặng tai, sức khỏe yếu nhưngkhông được hưởng chế độ giành cho người bị nhiễm chất độc hóa học.


Ông Nùng Văn Diu, thường gọi là Sào Diu ở thôn Thiêng Rầy, xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì; nhập ngũ tháng 6. 1974, làm nhiệm vụ chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Năm 1979, ông ra quân và lấy vợ sinh được 8 người con (3 trai, 5 gái). Điều đáng nói là 1 con trai, 2 con gái đầu bị liệt chân và chết khi lên 3-4 tuổi, 5 người con còn lại thì 1 đứa con gái sức yếu, người con trai út (Nùng Seo Hạnh) sinh năm 2000, nhìn thì lành lặn nhưng chẳng biết nóng lạnh thế nào, mùa hè vẫn đắp chăn bông quanh năm. Điều không may đối với gia đình ông là trận mưa lũ bởi cơn bão số 2 năm vừa qua, ông không chỉ mất hết nhà cửa, tài sản mà còn mất vợ, con dâu và cháu mới sinh được 10 ngày tuổi.


Phan Kim Tiền ở thôn Kiêu, xã Tiên Kiều (Bắc Quang), nhập ngũ năm 1968 làm nhiệm vụ chiến trường B rồi chiến trường Cam pu chia, bị thương ra quân năm 1973; về nhà lấy vợ sinh con bị què quặt rồi 6 người con của ông lần lượt mất vào các năm 1975, 1978, 1980, 1982, 1984 và 1989. Hiện nay còn 2 con trai sinh năm 1985 và 1987 đều bị đau lưng, đau đùi và đau khớp thường xuyên phải dùng thuốc. Bản thân ông Tiền cũng thường xuyên bị bệnh tật dày vò và đã mất năm 2012, còn lại bà vợ già và 2 con trai bệnh tật và nghễnh ngáng.


Ở thôn Cốc Thổ, xã Ngọc Linh (huyện Vị Xuyên) có Ông Phạm Văn Ngữ (sinh 1954), nhập ngũ 1972 và chiến đấu ở chiến trường B; hoàn thành nhiệm vụ ông trở về quê lấy vợ và tham gia công tác ở xã. Năm 2005, do yếu sức khỏe, ông xin nghỉ ở cương vị Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, chỉ 2 năm sau bệnh tật đã làm cho ông bị liệt và teo 2 chân, còn 2 tay nổi lên các u cục làm cho các ngón tay ở cả 2 tay không cầm được bát, đũa; mọi sinh hoạt phải có người phục vụ.


Cùng ở huyện Vị Xuyên, có ông Vi Văn Thị (tức Tuấn) ở thôn Lắp I, xã Phú Linh, nhập ngũ năm 1966 ra quân năm 1972, lấy vợ sinh được 1 trai, 2 gái; con gái cả bình thường đã đi lấy chồng, con trai bị đau cột sống, con gái út bị tâm thần đều chẳng làm được gì giúp bố mẹ. Bản thân ông Thị luôn ốm yếu, lao động chính chỉ có vợ ông Thị, cuộc sống vất vả mãi không vượt qua cảnh nghèo.


Còn rất nhiều số phận không may mắn bị nhiễm phải chất độc da cam/dioxin. Song không thể hiểu đơn giản là số phận, có chăng là số bị nhiễm chất độc hóa học, họ chính là những người đã có công đóng góp trong cuộc kháng chiến đầy ác liệt một mất, một còn để giành độc lập tự do cho Tổ quốc và thống nhất nước nhà để ngày nay, toàn dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cả dân tộc Việt Nam ta. Trước tình hình bất ổn của các nước Trung Đông, Châuu; nhân dân Việt Nam ta mới thấy được cái giá mà nhân dân ta đã hy sinh đem lại cuộc sống bình yên hôm nay. Chia sẻ nỗi đau mà các đối tượng da cam/dioxin đang phải gánh chịu, mong toàn thể xã hội nói chung, mọi cán bộ, nhân dân trong tỉnh nói riêng tiếp tục giúp đỡ họ cả về tinh thân lẫn vật chất để họ vượt qua nỗi đau hòa nhập với cộng đồng và xã hội.


Triệu Đức Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lũ quét tại xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên
HGĐT- Vào khoảng 23h ngày 6.8, trên địa bàn xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên đã xảy ra trận lũ quyét làm sạt lở và vùi lấp hàng chục ha hoa màu của bà con nhân dân các thôn là thôn: Nậm Rịa, Là Lòa, Khuôn Làng, Tát cả, Hồng Tiến, Nà Phày.
08/08/2014
Vị Xuyên hiến máu tình nguyện
HGĐT- Ngày 8.8, Ban vận động hiến máu tình nguyện Vị Xuyên phối hợp với Huyện đoàn Vị Xuyên tổ chức hiến máu hưởng ứng chiến dịch “Giọt máu hồng” hè 2014.
08/08/2014
Giám sát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cánh mạng
HGĐT- Chiều ngày 6.8, Đoàn ĐBQH khóa XIII do đồng chí Thào Hồng Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII đơn vị tỉnh Hà Giang đã có buổi làm việc với UBND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết 494/NQ-UBTVQH13 và các Pháp lệnh số 04,05/2012/UBTVQH13về thực hiện chính sách ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh. Dự buổi làm việc có đồng
07/08/2014
Tắc đường do xe chở máy xúc bị kẹt rãnh
HGĐT - Vào hồi 10h30 phút ngày 7.8, tại Km 19- Quốc lộ 4C, đường Hà Giang – Đồng Văn, đoạn qua xã Minh Tân (Vị Xuyên), xe Fooc mang BKS 57L - 7861 chở một chiếc máy xúc lên vùng cao, gặp cua gấp, bánh sau bên trái mắc kẹt dưới rãnh đã làm tắc nghẽn giao thông.
07/08/2014
Tường thuật xổ số miền bắc siêu nhanh thần số học online miễn phí