Xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới

08:43, 28/06/2014

HGĐT- Những năm qua, tình hình bạo lực gia đình ở tỉnh ta có chiều hướng diễn biến phức tạp... Tình trạng ly hôn, ly thân, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân vẫn thường xảy ra. Nhiều giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thủy chung, kính trên, nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp.


Sự xung đột giữa các thế hệ trong gia đình về lối sống trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đặt ra những thách thức mới; tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình... Rồi bạo hành trong gia đình, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, lạm dụng, trẻ em mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật... Trong năm 2013 và quý I. 2014, tổng số người tảo hôn trên địa bàn toàn tỉnh là 637 người; tính đến tháng 5. 2014, toàn tỉnh có 462 người nghiện ma túy và 17 vụ (19 người) trẻ em và phụ nữ bị bắt cóc buôn bán ra nước ngoài, để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội.


Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn, ngay sau khi Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất nước” được ban hành,UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 04. 2.2013, thực hiện “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; triển khai đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố; tới mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai tuyên truyền, thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới... được đẩy mạnh với nhiều hình thức. Qua đó, làm thay đổi, chuyền biến rõ nét nhận thức cũng như hành động của mọi người về tầm quan trọng của công tác xây dựng gia đình; đạt được những kết quả đáng khích lệ: Năm 2009, số Gia đình Văn hóa toàn tỉnh đạt 47,04%; năm 2010 đạt 42,4%; năm 2011 đạt 42,61%;năm 2012 đạt 41,2%; năm 2013 đạt 47,9%...


Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, do những nguyên nhân:Nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò gia đình, công tác quản lý Nhà nước về gia đình chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội. Cấp uỷ, chính quyền một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác gia đình, nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời; cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ chưa nhiệt tình, chưa bám sát cơ sở. Việc giáo dục đời sống gia đình, cung cấp kiến thức làm cha, làm mẹ, giáo dục trước và sau kết hôn, các kỹ năng ứng xử trong gia đình chưa được coi trọng. Nhiều gia đình mải làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các thành viên, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Sự phân hoá giàu - nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông gia đình, do đó nếu không được hỗ trợ, chuẩn bị đầy đủ, họ sẽ không làm tròn được vai trò, chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tạo nên sức ép về nhà ở cũng như những khó khăn trong chăm sóc trẻ em và người cao tuổi. Hoạt động quản lý Nhà nước về gia đình còn nhiều bất cập vì có nhiều cơ quan cùng thực hiện như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công tác quản lý Nhà nước về gia đình; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện công tác quản lý trẻ em, bình đẳng giới; Sở Y tế thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo lực gia đình (tư vấn, chữa trị nạn nhân bạo lực gia đình)... Công tác phối hợp giữa các cơ quan còn hạn chế, chồng chéo dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao...


Để việc triển khai “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của tỉnh được bền vững, đạt được các chỉ tiêu trong chiến lược đòi hỏi phải có sự vào cuộc, gắn kết đồng bộ, tạo sự đồng thuận trong các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và tầng lớp nhân dân; sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới...


Dương Tuấn Hùng (Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tránh để... rượu, bia ảnh hưởng đến việc công
HGĐT- Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, những năm qua, tỉnh ta luôn chú trọng chấn chỉnh, đôn đốc đổi mới phong cách, lề lối làm việc ở các cấp, ngành. Ngày 8.11.2011, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 09-CT/TU về đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong
28/06/2014
Tri ân nghĩa tình Trường Sa - Hoàng Sa
HGĐT- Ngày 25.6, Chi nhánh BIDV Hà Giang tổ chức Lễ tri ân hướng về biển đảo - đây là một sự kiện trong chuỗi các hoạt động hướng về Trường Sa - Hoàng Sa của toàn hệ thống BIDV.
26/06/2014
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về giảm nghèo
HGĐT- Ngày 26.6, BQL Dự án PRPP của tỉnh tổ chức Hội thảo Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội thảo và trực tiếp trình bày tham luận, có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành...
26/06/2014
Người dân Pờ Chù Lủng với những thiếu thốn hiện hữu
HGĐT- Nằm giữa thung lũng của những dãy núi cao nhất trong khu vực, 47 hộ dân thôn Pờ Chù Lủng, xã Ngam La (Yên Minh) những năm qua gần như tách biệt với bên ngoài và thiếu nhiều yếu tố phục vụ cho cuộc sống bởi con đường độc đạo từ trung tâm xã vào thôn dài gần 10 km hoàn toàn là đường đất, đá và có độ dốc cao... khiến cho việc đi lại cực kỳ khó khăn. Người dân Pờ Chù Lủng
26/06/2014