Nghề Báo tôi luyện tôi từng ngày, từng giờ

08:01, 19/06/2014

HGĐT- Bước vào nghề báo cũng vừa tròn 1 năm, mọi thứ dường như vẫn còn mới lạ đối với một người “ngoại đạo” như tôi. Tuy không học chuyên ngành báo chí nhưng được “bén duyên” với nghề báo và làm một phóng viên của Tòa soạn Báo Hà Giang đã cho tôi nhiều trải nghiệm, kỷ niệm, dấu ấn độc đáo cũng như cái nhìn sâu, sát hơn về cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh và trau dồi vốn kiến thức xã hội, từ đó đã tôi luyện con người tôi từng ngày, từng giờ mà các nghề khác không thể. Điều đó thôi thúc tôi muốn cống hiến, tiếp tục sống và gắn bó với nó.



Mỗi chuyến đitác nghiệp đã để lại nhiều dấu ấn đối với tôi về cuộc sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Trong ảnh: Hai em gái dân tộc Mông mua tặng nhau những món qua trong một phiên chợ.

Lạ lẫm và “tay trắng” bước vào nghề tôi may mắn được tất cả những “cây đại thụ” trong nghề báo ở Tòa soạn hướng dẫn, truyền dạy nhiều kinh nghiệm khi làm báo. Đặc biệt là sự giúp đỡ của người anh - nhà báo Khánh Toàn. Với sự nhiệt tình, kiến thức, kinh nghiệm về làm báo của anh cùng những chuyến đi thực tế cơ sở với anh, tôi đã hiểu hơn về nghề và cách khai thác và xử lý thông tin để hoàn thành một tác phẩm báo chí. Những ngày đầu, được đi cơ sở cùng các anh - những “tay bút vàng” của Phòng Phóng viên, từ việc ngồi bên cạnh nghe cách khai thác thông tin nhân vật, sau đó đọc lại tin, bài khi đã xử lý thông tin và đăng tải trên báo đã giúp tôi nhìn nhận ra nhiều vấn đề như: Đặt câu hỏi ra sao? Tập trung vào khía cạnh nào? Vấn đề này nên khai thác ra sao? Và với những câu hỏi khai thác đó các anh xử lý, triển khai thành bài viết theo tuần tự như thế nào? Sử dụng ngôn từ ra sao để phù hợp với vấn đề của bài viết... Đó là những bài học thiết thực và hữu ích giúp tôi rất nhiều về sau một mình tác nghiệp ở cơ sở. Sau những lần được hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc”, một mình khoác ba lô, rong ruổi với chiếc xe máy, máy ảnh về cơ sở lấy thông tin viết bài tôi đã cảm thấy tự tin hơn khi thực hiện tác nghiệp với những bài viết được giao theo kế hoạch cũng như những vấn đề mới phát hiện ở cơ sở. Tuy nhiên, bài học lớn và có sức ảnh hưởng nhất giúp tôi trưởng thành hơn trong nghề và cuộc sống đó là được các chú, các anh trong phòng và Phòng Thư ký Tòa soạn chỉ ra những lỗi sai ở các bài viết. Tôi còn nhớ rất rõ nhiều lần, sau khi chỉ ra những lỗi sai trong các bài viết của tôi cũng như những phóng viên trẻ trong Tòa soạn, hai anh Trưởng, Phó phòng Phóng viên đã nói: “Trước khi gửi bài các em phải rà soát, đọc đi, đọc lại cẩn thận nhiều lần vào thì mới thấy được các lỗi đó để mà sửa, đừng tự dễ dãi với bài viết của mình thì bài viết mới chất lượng”. Chính từ những lời dạy như vậy, tôi mới thấy được mình đang đứng ở vị trí nào trong nghề làm báo, muốn tiếp tục làm nghề thì phải tôi luyện, rèn rũa nhiều hơn nữa và khẳng định bằng những bài viết ngày một chất lượng hơn.


Vừa tròn 1 năm từ những bước đi chập chững ngày nào mới vào nghề, với biết bao bỡ ngỡ, lạ lẫm và gặp không ít khó khăn bởi thiếu vốn kiến thức nền về Báo chí. Có quãng thời gian tưởng chừng phải dừng bước trước nghề báo. Thế nhưng được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của các cô, các chú, các anh và các bạn đồng nghiệp trong Tòa soạn, tôi cũng bước qua 1 năm “tập đi” với nghề báo. Một năm với một phóng viên trẻ, mới lăn lộn với nghề nhưng đã để lại cho tôi nhiều dấu ấn sau mỗi lần tác nghiệp tại cơ sở. Cũng từ những chuyến đi đó tôi đã rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá và những kỷ niệm không thể quên về đồng bào các dân tộc nơi biên cương cực Bắc. Được tiếp tục làm nghề đến bây giờ là một niềm vui và cũng là thử thách để tôi tự khẳng định mình qua các bài viết trong thời gian tới và tiếp tục gắn bó với ngôi nhà Báo Hà Giang. Vì thế tôi luôn ghi nhớ những lợi dạy của các anh, các chú – những “cây đại thụ” trong nghề báo của Tòa soạn: “Đừng tự hài lòng với những gì đã làm được, phải cần cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa, đầu tư tìm tòi các đề tài mang tính phát hiện và khai thác, viết sâu về nó, những tác phẩm như vậy vừa đem đến cho độc giả những cái nhìn mới, góc độ mới về con người, mảnh đất Hà Giang vừa được các đồng nghiệp đánh giá cao, nó chính là thước đo giá trị làm nghề và cũng sẽ dần tôi luyện ngòi bút của em”.


Duy Tuấn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm khó quên và bài học đáng nhớ
HGĐT- Thời gian có thể xóa đi nhiều ký ức buồn, vui nhưng có những kỷ niệm khiến người ta nhớ mãi. Thậm chí đó là bài học để đời, luôn khắc sâu trong tâm trí, nhắc nhở mình không bao giờ được tái phạm. Câu chuyện ấy liên quan đến cách gọi về con lừa và con ngựa...
19/06/2014
Sau 9 năm gặp lại “Người rừng”
HGĐT - Vào những ngày tháng 5 trong cái nắng oi bức của mùa hè, chúng tôi có dịp trở lại xã Nậm Ban (Mèo Vạc) thăm cháu Nông Văn Phương - một đứa trẻ 8 tuổi, gần 4 năm phải sống một mình trong rừng, được phản ánhtrên Báo Hà Giang tháng 5/2005.
18/06/2014
Thôn Nậm An sẽ hết cảnh sống giữa 2 nhà máy thủy điện vẫn... “khát” điện
HGĐT - Như Báo Hà Giang đã từng thông tin qua bài viết“Sống giữa 2 nhà máy thủy điện, đồng bào Dao thôn Nậm An vẫn... “khát điện”. Phản ánh về cuộc sống của 36 hộ với 185 khẩu đồng bào Dao ở Thôn Văn hóa Du lịch Nậm An, xã Tân Thành (Bắc Quang) sống giữa 2 nhà máy Thủy điện Nậm Mu và Nậm An của Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu.
18/06/2014
Toàn tỉnh có 800 công trình thủy lợi chưa được quản lý
HGĐT - Theo thống kê trên mới nhất, hiện tại trên địa bàn tỉnh có tổng số trên 3.600 công trình thủy lợi lớn, nhỏ; tổng chiều dài các tuyến kênh là 3.964 km, phục vụ hiệu ích tưới cho 33.000 ha.
18/06/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.