Một lần phát thanh viên lên hình

09:02, 19/06/2014

HGĐT- Từ khi Báo Điện tử Hà Giang có chuyên mục truyền hình mạng, chúng tôi đã thực hiện được trên 600 tin, phóng sự hình. Tuy nhiên, thực hiện nhiều như vậy nhưng chưa bao giờ ghi hình phát thanh viên (PTV) dẫn chương trình tại phòng quay. Và đến khi thực hiện phóng sự “50 năm Báo Hà Giang hình thành và phát triển” trung tuần tháng 4 vừa qua, trong kịch bản có hình PTV dẫn vào phóng sự, chúng tôi mới loay hoay thực hiện như “gà mắc tóc”.



           Các kỹ thuật viên ghi hình PTV tại phòng thu của Báo Hà Giang.


Sau khi có kịch bản, lời dẫn cho phóng sự, hình quay thực tế và phỏng vấn nhân vật, chúng tôi bắt đầu thực hiện khâu dựng hình, lắp ghép hình đồng thời ghi hình PTV dẫn vào phóng sự. Đọc lời phóng sự là phóng viên Duy Tuấn, người nhiệt tình phối hợp nhịp nhàng với chúng tôi. Vì lần đầu ghi hình PTV nên rất luống cuống không biết thực hiện như thế nào, việc gì trước, việc gì sau. Làm lần một chưa được phải thực hiện lần 2, lần 3... Vì cơ bản chúng tôi đều là những người không chuyên về truyền hình, cũng không được đào tạo qua lớp tập huấn truyền hình chính vì vậy rất khó khăn khi thực hiện, nhưng mỗi lần thực hiện thì chúng tôi lại vỡ nhẽ ra nhiều điều. Việc đầu tiên là trang phục của PTV, rồi phải trang điểm để lên hình cho đẹp, vậy là trong phòng có một nữ trẻ Thanh Thủy kiêm luôn thực hiện việc trang điểm, trang phục cho PTV. Tiếp theo là kiểm tra ánh sáng, đèn màu phía trước, đèn ven sau PTV. Và chúng tôi là những người bấm máy và kỹ thuật phòng thu cũng như dựng hình đều chuẩn bị kiến thức cơ bản để cho công việc. Phòng quay của Báo Điện tử Hà Giang chưa được trang bị phông nền phía sau PTV và cũng không có máy nhìn để đọc... như các nhà đài đang sử dụng hiện nay, cho nên PTV phải học thuộc lời dẫn khi ghi hình. Chưa có phông nền nên chúng tôi sẽ dùng kỹ xảo để ghép phông sau PTV bằng một bức ảnh đẹp. Thực hiện ghi lần một, với phông nền là bức tường màu trắng, khi đưa vào máy dùng kỹ xảo loay hoay mãi cũng không thay được phông nền trắng đó bằng một bức ảnh đã chuẩn bị sẵn. Loay hoay chưa biết phải làm như thế nào để đạt được yêu cầu, chúng tôi lại tìm hiểu cách làm qua tài liệu, hướng dẫn trên mạng Internet. Vậy là để key hình (một kỹ thuật tách hình PTV với phông nền) điều kiện phông nền phải là phông màu xanh. Thế là tôi lại phải ra chợ TP Hà Giang mua 6 m2 vải màu xanh về làm phông nền cho PTV. Lần thu hình này chúng tôi đã tách được phông và thay bằng bức ảnh Cột cờ Lũng Cú rất đẹp. Việc ghi hình cơ bản thành công, tuy nhiên để được 40 giây cho PTV lên hình chúng tôi phải thực hiện nhiều lần nữa mới đạt được yêu cầu. Và phóng sự “50 năm Báo Hà Giang hình thành và phát triển” đã hoàn thiện, được phát trong ngày kỷ niệm và lên mạng Internet.


Đây là câu chuyện của chúng tôi, những người làm báo mạng với đa phương tiện được tích hợp để độc giả có thể xem, đọc, nghe thì phải thực hiện và chuyên rất nhiều vấn đề, vừa làm tin, chụp ảnh, quay hình, dựng hình, thu âm và đưa lên mạng tất cả đều phải học hỏi, tìm tòi. Với phương tiện truyền hình còn thiếu, chưa có người chuyên để thực hiện thì việc báo Hà Giang Điện tử cung cấp đầy đủ các thể loại báo chí đến cho độc giả như hiện nay cũng là cả nỗ lực của cơ quan nói chung, phòng báo điện tử nói riêng. Và trong khó khăn đó chúng tôi học hỏi, vỡ lẽ nhiều điều.


Lê Lâm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khi “phái đẹp” làm báo
HGĐT- Lịch đi tác nghiệp “dày đặc” ở cơ sở, có thể gặp phải những khó khăn, nguy hiểm trên đường đi về vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và có cả những chuyến đi trở về “tay trắng”... Với tôi, là Nhà báo nữ, để hoàn thành nhiệm vụ được Ban Biên tập giao và có những tác phẩm báo chí chất lượng thì ngoài việc phải đảm bảo có một sức khỏe tốt, cần phải giám “dẫn thân” bằng một
19/06/2014
Nghề Báo tôi luyện tôi từng ngày, từng giờ
HGĐT- Bước vào nghề báo cũng vừa tròn 1 năm, mọi thứ dường như vẫn còn mới lạ đối với một người “ngoại đạo” như tôi. Tuy không học chuyên ngành báo chí nhưng được “bén duyên” với nghề báo và làm một phóng viên của Tòa soạn Báo Hà Giang đã cho tôi nhiều trải nghiệm, kỷ niệm, dấu ấn độc đáo cũng như cái nhìn sâu, sát hơn về cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh và trau
19/06/2014
Kỷ niệm khó quên và bài học đáng nhớ
HGĐT- Thời gian có thể xóa đi nhiều ký ức buồn, vui nhưng có những kỷ niệm khiến người ta nhớ mãi. Thậm chí đó là bài học để đời, luôn khắc sâu trong tâm trí, nhắc nhở mình không bao giờ được tái phạm. Câu chuyện ấy liên quan đến cách gọi về con lừa và con ngựa...
19/06/2014
Sau 9 năm gặp lại “Người rừng”
HGĐT - Vào những ngày tháng 5 trong cái nắng oi bức của mùa hè, chúng tôi có dịp trở lại xã Nậm Ban (Mèo Vạc) thăm cháu Nông Văn Phương - một đứa trẻ 8 tuổi, gần 4 năm phải sống một mình trong rừng, được phản ánhtrên Báo Hà Giang tháng 5/2005.
18/06/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.