Kỷ niệm khó quên và bài học đáng nhớ

07:51, 19/06/2014

HGĐT- Thời gian có thể xóa đi nhiều ký ức buồn, vui nhưng có những kỷ niệm khiến người ta nhớ mãi. Thậm chí đó là bài học để đời, luôn khắc sâu trong tâm trí, nhắc nhở mình không bao giờ được tái phạm. Câu chuyện ấy liên quan đến cách gọi về con lừa và con ngựa...


Nhớ lại những ngày đang là “tân binh” trong nghề báo, từ một tỉnh miền xuôi đặt chân lên mảnh đất Hà Giang gian khó, được phân công phụ trách huyện Đồng Văn cùng một “lão làng” trong Tòa soạn. Những ngày đầu quả thật khó khăn, thậm chí choáng ngợp trước cung đường và địa hình hiểm trở. Nhưng rồi đi mãi cũng thành quen, lặn lội cơ sở, phát hiện được đề tài mới cũng thấy vui.! Và từ đó tự nhận ra cho mình một điều: đi càng khó, viết càng dễ. Để rồi gần gũi với bà con, nghe bà con nói về cách nghĩ, cách làm, vươn lên XĐGN đã mang lại cho mình cảm nhận riêng về đời sống đồng bào các dân tộc nơi mảnh đất biên cương.


Câu chuyện cách đây đã hơn hai năm nhưng có lẽ đó là một kỷ niệm không thể nào quên. Trong một lần đi tác nghiệp tại cơ sở, lặn lội vào tận thôn tìm gặp đồng chí Trưởng thôn và Bí thư chi bộ để tìm hiểu về tình hình phát triển chăn nuôi ở địa phương. Khi nghe kể lại câu chuyện về những tháng ngày chưa có đường giao thông, con ngựa là vật nuôi gắn bó với người dân vùng cao. Muốn đi xa hay vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ cũng chỉ nhờ vào những chú ngựa thồ. Chẳng biết tai nghe thế nào hay có thể do phát âm tiếng phổ thông của bà con chưa chuẩn nên tôi đã ghi lại là con lừa. Đến khi được các đồng chí trong Ban Biên tập chỉ rõ, rồi phân tích mới thấy mình đã ghi sai. Bởi lâu nay, ngựa vốn là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân vùng cao, nếu thay thế là con lừa thì quả thật không hợp lý. Chính vì thế, bài học được rút ra đó là phải hỏi thật kỹ càng, tìm hiểu sâu vấn đề và sẵn sàng tìm ra câu trả lời cuối cùng cho những điều mới lạ, còn băn khoăn. Từ đó đến nay, câu chuyện nhắc nhở tôi phải ghi chép cẩn thận, hỏi lại người dân nếu chưa nghe rõ, nhất là tên người, tên thôn lại cần phải cẩn thận hơn. Cũng có thể đã có nhiều người dùng cách chụp ảnh tên tuổi, địa chỉ của nhân vật qua những chiếc Giấy khen hoặc chứng minh thư... với mục đích cuối cùng là tránh sai sót đáng tiếc. Bởi nghề báo, chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể làm hỏng cả một bài viết, hơn thế nữa sẽ trở thành một vấn đề lớn, gây ảnh hưởng đến chính tác giả.


Thời gian trong nghề chưa dài nhưng một phần nào đó đã giúp cho bản thân tôi đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm để dần hoàn thiện khả năng đi và viết, giúp cho tôi thêm yêu nghề. Các cụ có câu “nhân vô thập toàn”, nhưng chính mỗi người làm báo tự đúc rút kinh nghiệm cho mình, tránh những sai sót, dù là nhỏ nhất sẽ góp phần tạo nên một tờ báo chất lượng. Đó là những điều tôi nghĩ!.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thôn Nậm An sẽ hết cảnh sống giữa 2 nhà máy thủy điện vẫn... “khát” điện
HGĐT - Như Báo Hà Giang đã từng thông tin qua bài viết“Sống giữa 2 nhà máy thủy điện, đồng bào Dao thôn Nậm An vẫn... “khát điện”. Phản ánh về cuộc sống của 36 hộ với 185 khẩu đồng bào Dao ở Thôn Văn hóa Du lịch Nậm An, xã Tân Thành (Bắc Quang) sống giữa 2 nhà máy Thủy điện Nậm Mu và Nậm An của Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu.
18/06/2014
Sau 9 năm gặp lại “Người rừng”
HGĐT - Vào những ngày tháng 5 trong cái nắng oi bức của mùa hè, chúng tôi có dịp trở lại xã Nậm Ban (Mèo Vạc) thăm cháu Nông Văn Phương - một đứa trẻ 8 tuổi, gần 4 năm phải sống một mình trong rừng, được phản ánhtrên Báo Hà Giang tháng 5/2005.
18/06/2014
Toàn tỉnh có 800 công trình thủy lợi chưa được quản lý
HGĐT - Theo thống kê trên mới nhất, hiện tại trên địa bàn tỉnh có tổng số trên 3.600 công trình thủy lợi lớn, nhỏ; tổng chiều dài các tuyến kênh là 3.964 km, phục vụ hiệu ích tưới cho 33.000 ha.
18/06/2014
Nhóm thiện nguyện Kết nối yêu thương tặng quà người nghèo xã Lạc Nông
HGĐT - Ngày 15.6, Nhóm thiện nguyện Kết nối yêu thương Hà Giang đã tặng 52 suất quà cho các gia đình ở thôn Hạ Sơn II, xã Lạc Nông (Bắc Mê). Mỗi suất quà trị giá 300 nghìn đồng gồm: Chảo, nồi, bát, chăn màn, quần áo cho trẻ em… Tổng giá trị là 15,8 triệu đồng.
17/06/2014
403 Forbidden

Forbidden

You don't have permission to access this resource.