Nhà báo đi tăng cường

07:48, 10/04/2014

HGĐT- Trong cuộc đời làm báo của mình, có biết bao những dấu ấn không quên trong nghề cầm bút, đi cơ sở và viết, phản ánh nhịp đập, hơi thở cua cuộc sống, qua sự đổi thay từng ngày từ nông thôn xa xôi đến thị trấn, thành phố của tỉnh miền núi Hà Giang- nơi cực Bắc, địa đầu của Tổ quốc.


Mới đó mà đã gần 35 năm, vậy mà thấy mình vẫn như chưa làm được gì.


Làm báo ở một tỉnh nghèo nhất nước, nằm trong sự nghiệt ngã của thời tiết khắc nghiệt, thiên nhiên hiểm trở đá núi, nơi đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, môi trường đó đã rèn nên những nhà báo chúng tôi. Một kỷ niệm không quên trong đời làm báo của mình là vào tháng 9/1999, thực hiện Nghị quyết số 14 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, về việc tăng cường cán bộ xây dựng cơ sở xã phát triển toàn diện, xoá đói giảm nghèo, tôi có trong danh sách trưng tập đi tăng cường đợt I. Chúng tôi gồm 150 đồng chí cán bộ đảng viên có chức vụ từ phó phòng trở lên, trong đó có 30 đồng chí là trưởng, phó các sở, ngành và một số đồng chí là sỹ quan Quân đội, Bộ đội Biên phòng, Công an trong cả tỉnh và huyện. Số cán bộ này đều phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực về quản lý lãnh, có trình độ chuyên môn, chính trị từ trung cấp trở lên, có sức khoẻ tốt, không mắc khuyết điểm và có kinh nghiệm công tác. Trước khi đi tăng cường tôi là Phó Tổng biên tập và được chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện uỷ Mèo Vạc, về tăng cường tại xã Lũng Chinh, huyện Mèo vạc. Đồng thời là Tổ phó phụ trách 18 đồng chí cán bộ được tăng cường về các xã trong huyện. Nhiệm vụ của chúng tôi là: Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh vững mạnh. Ở mỗi nhiệm vụ đều có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Sau 2năm, đồng chí nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được trở về cơ quan cũ công tác trước thời hạn một năm. Được nâng một bậc lương và có đủ điều kiện sẽ được đề bạt chức vụ cao hơn...


Về Lũng Chinh, tôi được bầu làm Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã. Trước khi lên đường chúng tôi ai cũng háo hức, nhưng đến xã rồi mới thấy sự khó khăn biết nhường nào. Vì nó quá đặc biệt trên tất cả mọi măt: Trình độ dân trí thấp, đời sống của bà con các dân tộc còn quá khó khăn (gần 70%thuộc diện nghèo).


Và còn đặc biệt hơn khi đội ngũ cán bộ xã vừa yếu, vừa kém. Ông Bí thư Đảng uỷ xã có trình độ cao nhất (lớp 5), còn lại Chủ tịch xã lớp 4, cán bộ các đoàn thể từ lớp 3 đến biết mỗi chữ ký. Các ngày làm việc hành chính tại Trụ sở, cán bộ có mặt thường tán gẫu, nếu không có cán bộ huyện đến làm việc thì họ về làm việc nhà, thậm chí còn đem rượu đến Trụ sở uống suông với nhau. Mỗi tháng xã tổ chức họp Quân - Dân - Chính một lần, sau bữa cơm, rượu với một con lợn hơi 35 kg, các Trưởng thôn lại trở về bản, hẹn gặp lại vào tháng sau. Thực trạng ấy đã đốc thúc tôi phải bắt tay ngay vào việc, bởi chỉ có 3 năm thôi, nếu còn do dự, chưa chắc 6 năm đẵ hoàn thành nhiệm vụ.


Kế hoạch cho ba tháng đầu tôi đặt ra cho mình phải làm bằng được là: Cầm tay chỉ việc cho từng cán bộ, ba tháng tiếp theo mỗi cán bộ đó phải tự làm được công việc do mình đảm nhận. Trước sự quyết liệt của tôi, sau 6 tháng đã thấy có sự chuyển biến rõ ràng. Trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực sở trường của từng cán bộ. Tiếp theo là bố trí lại cán bộ, từ chức danh Chủ tịch xã đến cán bộ các đoàn thể, nhằm phát huy khả năng tốt nhất của mỗi người vào vị trí công tác. Đối với một số cán bộ cao tuổi, trình độ thấp, năng lực yếu tôi chủ động gợi ý động viên họ xin nghỉ, bố trí bổ sung cán bộ trẻ có trình độ thay thế. Nhờ sự khéo léo và được sự đồng thuận cao của đa số cán bộ tâm huyết của xã, chỉ sau 18 tháng, tôi cơ bản làm xong việc bồi dưỡng, bố trí lại cán bộ, đưa mọi hoạt động, của Đảng uỷ cũng như chính quyền và các đoàn thể đi vào hoạt động có nề nếp, từng bước có chất lượng. Thành công ấy được khẳng định khi các đoàn công tác của huyện xuống làm việc tại xã, thấy rõ sự chuyển biến cả về tác phong, lề lối làm việc, chất lượng tốt trong các bản báo cáo của mỗi cán bộ xã. Đồng thời đội ngũ cán bộ đã thường xuyên sâu sát với thôn gần gũi với bà con trong các cụm dân cư, vận động được bà con các dân tộcthực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.


Với sự nỗ lực của mình, sau hai năm tích cực làm việc tại xã, hệ thống chính trị được củng cố kiện toàn, kinh tế từng bước phát triển, an ninh - quốc phòng giữ vững, đời sống bà con dần được cải thiện.


Với thành tích đó tôi được Tổ công tác cán bộ tăng cường và Ban Thường vụ Huyện uỷ Mèo vạc suy tôn đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Căn cứ vào kết quả đó, sau hai năm tăng cường, ngày 1.1.2002 tôi là một trong 7 đồng chí cán bộ tăng cường được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định trởvề cơ quan cũ công tác (được về trước thời hạn một năm), với tấm bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


SÙNG CHỨ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

8 cầu treo quá yếu
HGĐT- Trên địa bàn tỉnh hiện có 153 cầu treo; trong đó, 8 cầu treo quá yếu không thể sử dụng được. Các địa bàn có số lượng cầu treo nhiều nhất là: Hoàng Su Phì với 40 chiếc, Vị Xuyên 31 chiếc, tiếp theo là Bắc Quang, Bắc Mê... Trong tổng số 153 cầu treo, có nhiều chiếc được làm cách đây trên dưới chục năm; qua quá trình sử dụng và tác động của thiên nhiên nên xảy ra hiện
10/04/2014
Hỗ trợ trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi (2013-2020)
Đối với Đội viên Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (đội viên) khi được tăng cường về cơ sở sẽ được hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương.
09/04/2014
Đổi thay xóm mới Khía Lía
Để tìm hiểu rõ hơn về làng mới hạ sơn Khía Lía, tôi cùng anh Thiệp - một cán bộ thuộc Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn tới thăm, tìm hiểu cuộc sống của những hộ dân được hạ sơn. Hộ chúng tôi vào thăm đầu tiên là gia đình anh Ly Mí Lùng, 30 tuổi, trông Lùng tôi cứ ngỡ trên 45 tuổi nên gọi bằng chú.
09/04/2014
“Điểm nhấn” ở Cán Chu Phìn
HGĐT- Về xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) mùa này mới thấy cuộc sống ấm no đang trở về với người dân nghèo. Kể từ khi Chương trình xây dựng NTM đi vào cuộc sống, câu chuyện “ăn không đủ no” dường như không còn khi bà con nơi đây biết thay đổi từ cách nghĩ đến cách làm trong phát triển kinh tế. Trong đó, công tác tuyên truyền được xem là “điểm nhấn” góp phần tạo sự khởi sắc toàn
09/04/2014