Mèo Vạc quyết liệt trong phòng, chống cháy rừng

08:47, 24/04/2014

HGĐT - Cơn mưa đầu mùa tuy không kéo dài nhưng cũng đủ “hạ nhiệt” cho cả một dải Cao nguyên Mèo Vạc suốt mấy tháng không mưa. Những cánh rừng chen chân nơi đá núi an toàn suốt cả mùa khô như cũng muốn vươn mình đón từng hạt mưa hiếm hoi để bung tỏa sức sống. Với sự quyết liệt trong phòng, chống cháy rừng thời gian qua, địa phương đang từng bước làm cho miền đá tai mèo thêm xanh.


Câu chuyện về chặt phá rừng bừa bãi hay thường xuyên để xảy ra tình trạng cháy rừng chỉ còn là... quá khứ. Với sự chủ động, coi việc chăm sóc, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên màu xanh của núi rừng Mèo Vạc đang từng bước được “hồi sinh”. Thậm chí, tác nhân chính gây cháy rừng từ tập quán, thói quen đốt nương, làm rẫy của người dân nay cũng được hạn chế tối đa. Bà con nhân dân đã biết cách thu gom rác ở nương và trông coi cẩn thận trong quá trình đốt. Để tạo được sự chuyển biến đó, Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tập trung vào việc tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng thời gắn lợi ích trực tiếp vào việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Cùng với đó, hàng năm, trên cơ sở xây dựng kế hoạch cụ thể, địa phương luôn chủ động, tích cực trồng rừng mới, trồng rừng phòng hộ, trồng cây phân tán... Do đó, diện tích rừng trên địa bàn ngày một tăng cao. Hiện nay, diện tích rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã lên tới 21.019,4 ha. Đi đôi với trồng mới, địa phương cũng luôn coi trọng công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Để tạo ra tính hiệu quả thực sự, bên cạnh kịp thời cấp phát tiền, gạo hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận khoanh nuôi, bảo vệ, Mèo Vạc còn tạo sự đồng thuận trong nhân dân về cách làm thông qua việc thành lập hương ước, quy ước về cấm chặt phá rừng. Anh Lù A Tỷ, Trưởng thôn Tà Làng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) chia sẻ: “Từ ngày cả thôn họp và thống nhất đề ra hương ước thì hầu như không có ai tự ý chặt cây rừng nữa. Mà bây giờ chặt cây ở rừng đều bị phạt trong khi nhận khoanh nuôi lại được hỗ trợ gạo nên chẳng ai dại gì mà lại đi phá rừng”.

 

Theo tìm hiểu, đến nay, 100% các thôn, bản đã thành lập hương ước, quy ước, ý thức tự quản, tự bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, do phát huy hiệu quả hoạt động của tổ, đội bảo vệ rừng nên trong vài năm trở lại đây, rừng được nhân dân bảo vệ tốt, không xảy ra tình trạng khai thác, chặt phá bừa bãi và bà con cũng ý thức được tác hại của việc để xảy ra cháy rừng. Đồng chí Nguyễn Đình Thụ, Phó BQL Dự án đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng huyện Mèo Vạc cho biết: “Do trình độ dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Tâm lý của một bộ phận người dân còn trông trờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự chủ động tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng. Do đó, huyện đã dành nhiều thời gian vào công tác tuyên truyền, chủ động phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm huyện tiến hành tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng”. Xác định rõ tầm quan trọng của khâu chăm sóc, bảo vệ rừng nên ngay từ đầu năm, huyện đã phối hợp với các đơn vị cung ứng cây giống để trồng dặm đủ số lượng cây bị chết trong mùa Đông. Bên cạnh đó, do được tập huấn nên 100% các chủ rừng thực hiện tốt các khâu kỹ thuật trồng, chăm sóc đúng tiến độ và mùa vụ, đảm bảo tỷ lệ cây sống tốt đạt trên 85%. Qua kiểm chứng thực tế, những cánh rừng được cộng đồng dân cư bảo vệ, lượng cây tái sinh tăng lên hàng năm, chất lượng rừng tăng lên rõ rệt. Nhiều diện tích trước đây là rừng thứ sinh nghèo kiệt, do được bảo vệ tốt nên đã trở thành rừng có trữ lượng trung bình. Không chỉ tập trung vào mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, Mèo Vạc còn tiến hành trồng, chăm sóc cây cảnh quan, tạo không gian riêng trên vùng Cao nguyên đá.

 

Với sự chủ động, quyết liệt trong phòng, chống cháy rừng cũng như phát huy tinh thần tự giác, trách nhiệm của người dân trong chăm sóc, bảo vệ rừng nên chẳng có gì ngạc nhiên khi miền đá Mèo Vạc đang ngày một thêm xanh. Đây được xem là cơ sở vững chắc để địa phương tạo dựng một “không gian xanh” trên Công viên địa chất toàn cầu CNĐ Đồng Văn.


Bài, ảnh: KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ấm lòng dân
HGĐT - Cuộc sống của 28 hộ dân ở thôn Hạ Sơn, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) nay đã ổn định, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo; thành quả ấy, in đậm dấu ấn của những cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng CK Thanh Thủy và Đoàn KTQP 313.
24/04/2014
Ước mơ có cây cầu treo của người dân thôn Tà Làng
HGĐT - Nằm yên bình bên bờ sông Nho Quế, ngỡ tưởng 35 hộ dân thôn Tà Làng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) sống yên phận với những mảnh ruộng, nương ngô. Thế nhưng, sự hiểm nguy vẫn luôn rình rập người dân khi hàng ngày phải lội sông đi làm nương trong khi dòng nước lớn có lúc tràn về bất ngờ. Vì thế, từ nhiều năm nay, ước mơ có cây “cầu treo” đã trở thành nỗi khắc khoải của người dân
23/04/2014
Các siêu dự án du lịch- lẹt đẹt đến bao giờ? Kỳ cuối: Cơ quan chức năng mệt... vì “bơi” theo chủ đầu tư
HGĐT - Hai chủ đầu tư siêu dự án khách sạn và vườn đa dạng sinh học có độ lỳ rất cao. Mặc dù các cơ quan chức năng đã ưu ái tạo mọi điều kiện thông thoáng về thủ tục, nhiều lần chủ động mời đến giải quyết vướng mắc nhưng các chủ đầu tư luôn phớt lờ coi như không phải việc của mình.>>Kỳ II: Chủ đầu tư Vườn đa dạng sinh học... lừa dân
23/04/2014
Tuổi trẻ miền cực Bắc trong “Tháng thanh niên”
HGĐT- Năm 2004, tuổi trẻ cả nước vinh dự và tự hào được Đảng và Nhà nước chọn tháng 3 hàng năm là “Tháng Thanh niên”. Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thế hệ trẻ khắp mọi miền Tổ quốc, tháng ba vừa qua, hàng nghìn thanh niên Hà Giang đã có nhiều việc làm thiết thực, hướng về cộng đồng, mang lại hiệu quả xã hội cao. Những con đường mới được mở, những hàng cây vừa trồng
22/04/2014