Hỗ trợ trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi (2013-2020)

10:41, 09/04/2014

Đối với Đội viên Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (đội viên) khi được tăng cường về cơ sở sẽ được hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương.


Đối tượng áp dụng bao gồm: Đội viên tham gia Đề án; Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị khác liên quan đến thực hiện Đề án.
Nội dung trên được Bộ Tài chính đưa ra tại dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (Đề án).
s
Các trí thức trẻ thuộc Dự án thí điểm 600 tỉnh Điện Biên
Cụ thể, các đội viên sau khi được tăng cường về cơ sở sẽ được ngân sách địa phương chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp), các chế độ, chính sách thu hút khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, ngân sách địa phương sẽ chi hỗ trợ, trợ cấp cho đội viên theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Trường hợp đội viên Đề án có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
Theo dự thảo, đội viên sẽ được hưởng trợ cấp tương đương mức phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); thời gian hưởng là thời gian thực tế làm việc ở xã và không quá 5 năm. Được trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương (chỉ áp dụng đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thiếu nước ngọt và sạch theo mùa).
Ngoài ra, ngân sách địa phương cũng sẽ thanh toán cho đội viên tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng được hưởng lương theo quy định; thanh toán công tác phí cho đội viên theo chế độ hiện hành.

Ngày 30/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1758/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án 500).
Tiêu chuẩn Đội viên là thanh niên Việt Nam có tuổi đời dưới 30, có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu bố trí và sử dụng của chính quyền cơ sở; có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch gia đình rõ ràng; có sức khỏe tốt và có khả năng đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức các địa phương; tình nguyện đến làm việc tại vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi trong thời gian tối thiểu 5 năm (đủ 60 tháng); và ưu tiên người có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Đề án này được áp dụng đối với 500 xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đội viên được tăng cường về các xã thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án này không nằm trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Nghị định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Đoàn thanh niên

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Điểm nhấn” ở Cán Chu Phìn
HGĐT- Về xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) mùa này mới thấy cuộc sống ấm no đang trở về với người dân nghèo. Kể từ khi Chương trình xây dựng NTM đi vào cuộc sống, câu chuyện “ăn không đủ no” dường như không còn khi bà con nơi đây biết thay đổi từ cách nghĩ đến cách làm trong phát triển kinh tế. Trong đó, công tác tuyên truyền được xem là “điểm nhấn” góp phần tạo sự khởi sắc toàn
09/04/2014
Đổi thay xóm mới Khía Lía
Để tìm hiểu rõ hơn về làng mới hạ sơn Khía Lía, tôi cùng anh Thiệp - một cán bộ thuộc Phòng Dân tộc huyện Đồng Văn tới thăm, tìm hiểu cuộc sống của những hộ dân được hạ sơn. Hộ chúng tôi vào thăm đầu tiên là gia đình anh Ly Mí Lùng, 30 tuổi, trông Lùng tôi cứ ngỡ trên 45 tuổi nên gọi bằng chú.
09/04/2014
Huy động các nguồn lực xã hội giúp xã khó khăn
HGĐT- Theo đánh giá của BCĐ xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh của tỉnh, những năm qua, thực hiện sự phân công của tỉnh về phụ trách, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn (XĐBKK), nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã tìm các giải pháp phát triển KT – XH, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan,
08/04/2014
Trao quà cho bệnh nhân nghèo, người già không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi Hà Giang
HGĐT- Ngày 5.4.2014, Đoàn từ thiện Hà Nội do bà Trần Ánh Tuyết làm trưởng đoàn đã phối hợp với Báo Hà Giang tổ chức trao quà cho Bệnh viện Đa khoa Hà Giang và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
08/04/2014